Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

An Giang

An Giang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh An Giang
Tỉnh
Logo An Giang.png
Biểu trưng
Đền thờ CT Tôn Đức Thắng.jpg
Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng
Địa lý
Tọa độ10°22′52″B 105°25′12″ĐTọa độ10°22′52″B 105°25′12″Đ
Diện tích3.536,7 km²[1]
Dân số (2013)
 Tổng cộng2.155.300 người[1]
 Mật độ609 người/km²[1]
Dân tộcViệtKhmerHoaChăm
Hành chính
Quốc giaCờ Việt Nam Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh lỵThành phố Long Xuyên
 Chủ tịch UBNDVương Bình Thạnh
 Chủ tịch HĐNDPhan Văn Sáu
 Bí thư Tỉnh ủyVõ Thị Ánh Xuân
 Trụ sở UBNDThành phố Long Xuyên
Phân chia hành chính2 thành phố
1 thị xã, 8 huyện
Mã hành chínhVN-44
Mã bưu chính88xxxx
Mã điện thoại76
Biển số xe67
Websitehttp://www.angiang.gov.vn/

Tượng đài Bông lúa ở trước trụ sở UBND tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích đứng thứ 4 (sau tỉnh Kiên Giangtỉnh Cà Mau và tỉnh Long An) ở miền Tây Nam Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long). Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.
An Giang là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh) vào thời nhà Nguyễn độc lập, thành lập năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tỉnh An Giang bị giải thể dưới thời Pháp thuộc và sau đó lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập, tồn tại từ cuối năm 1956 cho đến ngày nay.
Tháng 7 năm 2013, An Giang là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Long Xuyên và Châu Đốc. Tháng 4 năm 2015, An Giang là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có 2 đô thị loại II.Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, có truyền thống văn hóa đặc trưng của một thành phố miền Tây với chợ nổi trên sông và nhiều di tích thắng cảnh khác. Thành phố Châu Đốc là thành phố biên giới, nổi tiếng với cụm di tích và thắng cảnh ở núi Sam. Hiện nay, tỉnh lỵ tỉnh An Giang được đặt tại thành phố Long Xuyên.

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 3536.7 km², phía đông và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp gần 107,628 km² đứng thứ 4 trong khu vực đồng bằng sông cửu long về diện tích sau tỉnh Kiên Giangtỉnh Cà Mau và tỉnh Long Anphía tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, phía nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang đường biên giới khoảng 69,789 km về phía đông nam, giáp thành phố Cần Thơ với chiều dài đường biên giới gần 44,734 km[2].
Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp[2].

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh là 2.151.000 người, mật độ dân số 608 người/km².[3] Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vựcđồng bằng sông Cửu Long.
Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh.[3]
  • Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu PhúChâu ThànhThoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thời vụ.

  • Các làng Chăm ở tỉnh An Giang (huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu).
    Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú và Châu Thành[4]. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả RậpMalaysiaIndonesiaCampuchia. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống.
  • Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừađạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác.
Về tôn giáo, An Giang là nơi xuất phát của một số tôn giáo nội sinh như Bửu Sơn Kỳ HươngTứ Ân Hiếu NghĩaHòa Hảo... An Giang hiện có 9 tôn giáo được Nhà nước công nhận, gồm: Phật giáo Việt NamPhật giáo Hòa HảoCao ĐàiCông giáoTin LànhTịnh Độ Cư sĩTứ Ân Hiếu NghĩaHồi giáoBửu Sơn Kỳ Hương, với gần 1,8 triệu tín đồ (chiếm 78% dân số toàn tỉnh), 487 cơ sở thờ tự hợp pháp, 602 chức sắc và trên 3.400 chức việc.[5]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh An Giang thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]


So sánh địa danh An Giang thời nhà Nguyễn độc lập trên vùng đất tỉnh An Giang ngày nay.

Phủ Tuy Biên (Tĩnh Biên) tỉnh An Giang nhà Nguyễn vào năm 1861.

An Giang trong bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh (Basse Cochinchine).

Tỉnh An Giang nhà Nguyễn (giai đoạn 1844-1867) so với tỉnh An Giang năm 2011.

Tỉnh An Giang, ở Nam Kỳ, giai đoạn (1844-1867).
Bài chi tiết: Biên niên sử An Giang
Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì, đất An Giang (Khmer: ខេត្តមាត់ជ្រូក[6] xưa là đất Tầm Phong Long nước Chân Lạp (vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu). Đến năm 1757 (Đinh Sửu), quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn (Outey II) dâng đất này cho chúa Nguyễn. Từ thời thuộc Chân Lạp cho đến tận đầu nhà Nguyễn, đất An Giang còn hoang hóa, rất ít dân cư. Những năm đầu thời vua Gia Longnhà Nguyễn mới tổ chức mộ dân đến khai hoang định cư, và cho thuộc vào thuộc trấn Vĩnh Thanh (1 trong 5 trấn của thànhGia Định). Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Minh Mạng chia trấn Vĩnh Thanh thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh An Giang (chữ Hán安江), đồng thời chia thành 2 phủ (với 4 huyện): phủ Tuy Biên (gồm 2 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú), phủ Tân Thành (gồm 2 huyện: Đông Xuyên và Vĩnh An). Cùng lúc, đặt ra chức An-Hà tổng đốc thống lĩnh cả hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lỵ sở đặt tại tỉnh thành Châu Đốc của tỉnh An Giang. Địa bàn tỉnh An Giang thời bấy giờ tương ứng với An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và một phần tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
Tháng 4 âm năm 1824, Nặc Ông Chân (Ang Chan II), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua Nguyễn Văn Thoại (để trả ơn Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát (Prey Kabbas tỉnh Takeo). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum và Mật Luật (Mật Luật sau thành đất huyện Tây Xuyên). Chân Sum sau được phân vào hai huyện Hà Âm và Hà Dương từng thuộc phủ Tĩnh Biên tỉnh Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh An Giang.
Năm 1833, tỉnh An Giang bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng Án sát An Giang là Bùi Văn Lý lấy lại được tỉnh thành (Châu Đốc) từ tay quân của Khôi. Năm 1833-1834, quân nước Xiêm La, theo cầu viện của Khôi, tiến vào An Giang theo đường sông Cửu Long đánh nhà Nguyễn, bị quân nhà Nguyễn do Trương Minh GiảngNguyễn Xuân đánh bại trên sông Vàm Nao.
Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà Nguyễn lấy thêm đất Ba Thắc (Bassac, thuộc Cao Miên) sáp nhập vào An Giang và lập thành phủ Ba Xuyên. Đất Ba Thắc cũ chia thành 2 huyện Phong Nhiêu và Phong Thịnh. Đồng thời nhập thêm huyện Vĩnh Định của tỉnh Vĩnh Long vào phủ Ba Xuyên, khiến phủ Ba Xuyên có 3 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thịnh và Vĩnh Định.
Phân chia hành chánh tỉnh An Giang năm 1836:
  • Phủ Tân Thành:
    • Huyện Vĩnh An:
      • Tổng An Hội gồm 1 xã Sùng Văn và 4 thôn: An Tịch, Tân Lâm, Tân Qui Đông, Tân Xuân
      • Tổng An Mỹ gồm 7 thôn: An Thuận, Phú An, Phú Hựu, Phú Nhơn, Tân An Đông, Tân Hựu, Tân Nhơn;
      • Tổng An Thạnh gồm 7 thôn: Hội An, Mỹ An, Tân An Trung, Tân Đông, Tân Khánh, Tân Khánh Tây, Tân Mỹ;
      • Tổng An Thới gồm 5 thôn: Nhơn Qưới, Tân Dương, Tân Long, Tân Thạnh, Vĩnh Thạnh;
      • Tổng An Tĩnh gồm 3 thôn: Phú An Đông, Tân Thuận, Tân Tịch;
      • Tổng An Trung gồm 6 thôn: Bình Tiên, Tân Phú Đông, Tân Phú Trung, T6an Phú, Tân Qui Tây, Vĩnh Phước;
      • Tổng An Trường gồm 8 thôn: Định Hòa, Đông Thành, Đông Thành Trung, Kim Bồn, Mỹ Thuận, Phù Ly, Tân Lộc Trung, Tân Phong;
    • Huyện Vĩnh Định:
      • Tổng Định An gồm 3 thôn: Đông Phú, Long Hưng, Phú Mỹ Đông;
      • Tổng Định Bảo gồm 8 thôn: Nhơn Ái, Tân An, Tân Lợi, Tân Thạnh Đông, Thới Bình, Thường Thạnh, Thường Thạnh Đông, Trường Thành;
      • Tổng Định Khánh gồm 11 thôn: An Khánh, An Thạnh Nhì, An Thạnh Nhứt, Châu Hưng, Châu Khánh, Đại Hòa, Đại Hữu, Đại Thạnh, Hòa Mỹ, Phong Phú, Phú Hữu;
      • Tổng Định Thới gồm 6 thôn: Bình Thủy, Phú Long, Tân Lộc Đông, Thới An, Thới An Đông, Thới Hưng;
  • Phủ Tuy Biên:
    • Huyện Đông Xuyên:
      • Tổng An Lương gồm 12 thôn: Bình Thạnh Đông, Hòa Thạnh, Lý Nhơn, Mỹ Hội Đông, Nhơn An, Nhơn Lương, Tân Hưng, Toàn Đức, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Toàn, Mỹ Lương;
      • Tổng An Phú gồm 7 thôn: An Hòa, Bình Hòa Tây, Nhơn Hòa, Tân Bình, Định An, Long Hậu, Tân Lộc;
      • Tổng An Thành gồm 10 thôn: Long Hưng, Long Khánh, Long Sơn, Phú Lâm, Tân An, Tân Thiện, Vĩnh Hòa, Vĩnh Lạc, Vĩnh Lợi, Vĩnh Xương;
      • Tổng An Toàn gồm 9 thôn: Kiến Long, Kiến Thạnh, Mỹ Chánh, Mỹ Hưng, Mỹ Long, Mỹ Phú, Toàn Đức, Toàn Đức Đông, Tú Điền;
    • Huyện Tây Xuyên:
      • Tổng Châu Phú gồm 29 thôn: An Nông, An Thạnh, Bình Thạnh, Hưng An, Khánh An, Long Thạnh, Nhơn Hòa, Nhơn Hội, Phú Cường, Thân Nhơn Lý, Thới Hưng, Vĩnh Bảo, Vĩnh Điều, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Ngươn, Vĩnh Phước, Vĩnh Tế Sơn, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thọ, Vĩnh Thông, Vĩnh Trung, Vĩnh Trường, Châu Phú, Vĩnh Gia, Vĩnh Hòa Trung, Vĩnh Lạc Trung;
      • Tổng Định Phước gồm 9 thôn: Mỹ Phước, Mỹ Thạnh, Tân Thuận Đông, Thạnh Hòa Trung, Thoại Sơn, Thới Thuận, Vĩnh Chánh, Vĩnh Phú, Vĩnh Trinh;
      • Tổng Định Thành gồm 6 thôn: Bình Đức, Bình Hòa Trung, Bình Lâm, Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung, Vĩnh Thuận.
Năm Minh Mạng 20 (1839), nhà Nguyễn đặt thêm huyện An Xuyên (tách từ phần đất huyện Vĩnh An ra) lệ thuộc vào phủ Tân Thành. Cùng năm này, nhà Nguyễn còn cắt đất huyện Chân Thành phủ Chân Chiêm thuộc Trấn Tây Thành (xứ Cao Miên do nhà Nguyễn bảo hộ) hợp với phần đất cắt từ huyện Tây Xuyên để lập hai huyện Hà Dương (ở bờ Nam sông Vĩnh Tế) và Hà Âm (ở bờ Bắc sông Vĩnh Tế) của tỉnh Hà Tiên (sau chuyển sang tỉnh An Giang), nhập thêm thổ huyện Ô Môn (tên gọi cũ của vùng đất thuộc Cao Miên (Trấn Tây Thành) có nhiều người Khmer sinh sống) vào thành huyện Phong Phú, thổ huyện Mật Luật (Ngọc Luật) của Trấn Tây Thành vào huyện Tây Xuyên.
Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), Thiệu Trị trích phủ Tĩnh Biên cùng huyện Hà Dương của tỉnh Hà Tiên, sáp nhập vào An Giang. Năm 1844, trích thêm huyện Hà Âm của tỉnh Hà Tiên nhập vào phủ Tĩnh Biên, lúc này phủ Tĩnh Biên gồm các huyện Hà Âm, Hà Dương. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), nhà Nguyễn bỏ phủ Tĩnh Biên, cho nhập 2 huyện Hà Âm và Hà Dương vào phủ Tuy Biên. Vào thời vua Tự Đức tỉnh An Giang gồm có 3 phủ với 10 huyện: Hà ÂmHà DươngPhong PhúTây XuyênĐông XuyênVĩnh AnAn XuyênPhong NhiêuPhong ThịnhVĩnh Định.[7]
Phủ Tuy Biên (绥边):
  • Huyện Hà Âm, trước là đất huyện Châu Thành nước Cao Miên, gồm 2 tổng (có thể là 2 tổng với tên là Thành Tín và Quy Đức, sau này được tổ chức lại thành 2 tổng nằm ngay bên bờ kênh Vĩnh Tế của tỉnh Châu Đốc năm 1901) với 40 làng xã (Vĩnh Thông, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều, Thân Nhơn Lý (Thân Nhân Lý),...), phía tây giáp huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên, phía nam giáp huyện Hà Dương, phía đông giáp huyện Tây Xuyên, phía bắc giáp nước Cao Miên. Theo Đại Nam nhất thống chí: huyện Hà Âm nằm bên trái (tả, tức bờ phía tây bắc) sông Vĩnh Tế[8][9]. Như vậy, vào thời này, vùng đất huyện Hà Âm thuộc phần đất giáp biên giới của Campuchia với Việt Nam, tức là phần đất huyện Kiri Vong, và có thể cả phần đất các huyện Kaoh AndaetBourei Cholsar thuộc tỉnh Takeo Campuchia.
  • Huyện Hà Dương (河陽), nguyên là đất huyện Chân Thành nước Cao Miên, gồm 4 tổng (Thành Tâm, Thành Ý, Thành Lễ, Thành Ngãi (hay Thành Nghĩa)) với 40 làng xã (Vĩnh Quới, Hưng Nhượng, An Nông, An Thạnh, Phú Thạnh, Nhơn Hòa, Thới Sơn, Tà Đảnh, Thuyết Nạp, Trát Quan, Tu Tế, Văn Giáo, Vĩnh Trung, Xuân Tô, An Cư, Ba Chút, Bích Trì, Bôn Ca, Châu Lăng, Lê Huất, Lương Đô, Phi Yên, Trầm Văn, An Tức, Đôn Hậu, Giai Âm, Nam Qui, Phi Cấm, Tri Tôn, Cô Tô, Nam Chỉ, Ngôn Nạp, Ô Lâm,...), phía tây giáp huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên, phía nam giáp huyện Kiên Giang tỉnh Hà Tiên, phía đông giáp huyện Tây Xuyên, phía bắc giáp huyện Hà Âm. Đất huyện Hà Dương vào thời nay thuộc các huyện Châu ThànhThoại Sơn và Tri Tôn của tỉnh An Giang.
  • Huyện Phong Phú (豐富) từng là đất huyện Vĩnh Định và đất thổ huyện Ô Môn (của Cao Miên), gồm 3 tổng với 31 làng xã, phía tây giáp huyện Kiên Giang tỉnh Hà Tiên, phía nam giáp huyện Vĩnh Định (phủ Ba Xuyên), phía bắc giáp 2 huyên Tây Xuyên và An Xuyên (phủ Tân Thành). Đất huyện Phong Phú nay có thể là đất thuộc các quận huyệnThốt NốtÔ Môn,... của thành phố Cần Thơ. Đại Nam nhất thống chí chép: "Sông Cần Thơ ở bờ Tây sông Hậu Giang, cách huyện Phong Phú 3 dặm về phía đông,..., bờ phía tây là thủ sở đạo Trấn Giang cũ,..."[10]
  • Huyện Tây Xuyên (西川) nguyên là đất đạo Châu Đốc cùng huyện Vĩnh Định và thổ huyện Mật Luật (của Cao Miên), nằm ở bờ Tây sông Hậu Giang, gồm 3 tổng (Châu Phú, Định Thành, Định Phước[11]) với 38 làng xã, phía tây giáp huyện Hà Dương, phía nam giáp huyện Long Xuyên tỉnh Hà Tiên, phía đông và phía bắc giáp huyện Đông Xuyên (phủ Tân Thành). Đất huyện Tây Xuyên nay có thể là đất thuộc các huyện thị Châu ĐốcAn PhúChâu PhúChâu Thànhthành phố Long Xuyên,... của tỉnh An Giang.

Bản đồ 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên của nhà Nguyễn thời kỳ độc lập.
Phủ Tân Thành (新成):
  • Huyện Đông Xuyên nguyên là đất huyện Vĩnh Định (gồm đạo Tân Châu) nằm ở phía đông sông Hậu Giang (giữa sông Tiền và sông Hậu), gồm 4 tổng với 33 làng xã, phía tây và phía nam giáp huyện Tây Xuyên, phía đông giáp các huyện Kiến Đăng, (Kiến Phong) tỉnh Định Tường, phía bắc giáp nước Cao Miên. Đất huyện Đông Xuyên nay có thể là thuộc đất các huyện thị Tân ChâuAn PhúPhú Tân,... của tỉnh An Giang.
  • Huyện Vĩnh An (永安) gồm 4 tổng với 36 làng xã, phía tây giáp huyện Phong Phú, phía nam và phía đông giáp huyện An Xuyên, phía bắc giáp huyện Kiến Phong tỉnh Định Tường. Đất huyện Vĩnh An có thể nay là đất thuộc huyện Chợ Mới và một số huyện phía nam tỉnh Đồng Tháp (nằm giữa sông Tiền và sông Hậu) là: Lấp VòLai Vungthị xã Sa Đéc (đạo Đông Khẩu). Theo Đại Nam nhất thống chí thì đạo Đông Khẩu ở bờ Nam sông Sa Đéc thuộc địa phận huyện Vĩnh An.[12]
  • Huyện An Xuyên (安川) gồm 3 tổng với 25 làng xã, phía tây giáp huyện Phong Phú, phía nam giáp huyện Vĩnh Định, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía bắc giáp tỉnh Định Tường. Đất huyện An Xuyên có thể nay thuộc các huyện thị phía nam tỉnh Đồng Tháp (nằm giữa sông Tiền và sông Hậu) là: Lấp VòLai Vung,Châu Thành,... và có thể là cả đất huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long ngày nay.
Phủ Ba Xuyên (巴川):
  • Huyện Vĩnh Định (永定) nguyên trước là huyện Vĩnh Định tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn sau cắt sang An Giang, gồm 4 tổng (Định Thới, Định An, Định Khánh[11], và Trấn Giang (tức Cần Thơ)) với 19 làng xã, phía tây giáp huyện Phong Nhiêu, phía nam giáp huyện Phong Thịnh, phía đông và phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn. Đất huyện Vĩnh Định nay có thể là vùng đất giáp bờ sông Hậu Giang thuộc các tỉnh Hậu Giang (chủ yếu), Sóc Trăng (một phần).
  • Huyện Phong Nhiêu (豐饒), gồm 3 tổng với 17 làng xã, phía tây giáp huyện Kiên Giang tỉnh Hà Tiên, phía nam giáp biển Đông, phía đông và phía bắc giáp huyện Vĩnh Định. Nay đất huyện Phong Nhiêu có thể thuộc phần phía tây 2 tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, cùng phần phía đông hay toàn bộ tỉnh Bạc Liêu.
  • Huyện Phong Thịnh (豐盛), đến năm Tự Đức thứ 3 (1850) bị nhập vào cùng huyện Vĩnh Định với sự kiêm quản của phủ lỵ nên bị xóa tên. Toàn bộ đất huyện Phong Thịnh có thể là nằm trọn vẹn trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng ngày nay.
Các tổng đốc An Giang-Hà Tiên của nhà Nguyễn:
Các Tuần phủ (tỉnh trưởng) An Giang nhà Nguyễn
  • Doãn Uẩn nhiệm kỳ 1844-1847
  • Cao Hữu Dực 1847-1850
  • Phan Khắc Thận 1859-1861
  • Lê Đức

Tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]


An Giang thời Pháp thuộc bị chia nhỏ (vào nhiều tỉnh với phần lớn vào 5 tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ và Sóc Trăng, một phần cắt cho Campuchia) và biến mất trên bản đồ hành chính Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1878.

Nam Kỳ thuộc Pháp (Basse Cochinchine Francaise) khoảng năm 1881, nhưng vẽ theo hành chính củaNam Kỳ Lục tỉnh nhà Nguyễn (Basse CochinChine) trước năm 1861. Vùng bờ bắc kênh Vĩnh Tế (thuộc các tỉnh An Giang và Hà Tiên cũ) và vùng lồi Svay Rieng (trước là vùng rừng Quang Hóa phủ Tây Ninh tỉnh Gia Định, mà Pháp chưa chiếm được vào thời điểm năm 1861-1863) đều được cắt trả về cho lãnh thổ vương quốc Campuchia thuộc Pháp.

Bản đồ tỉnh Châu Đốc của Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1890.

Bản đồ tỉnh Long Xuyên của Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1901.
Năm 1868, thực dân Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ là An Giang, Vĩnh Long và Hà Tiên. Lúc này, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh An Giang cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn ở khu vực này, đồng thời cũng đặt ra các hạt Thanh tra. Theo đó, tỉnh An Giang bị đổi tên thành tỉnh Châu Đốc, do lấy theo tên gọi nơi đặt lỵ sở của tỉnh là thành Châu Đốc. Tỉnh Châu Đốc khi đó gồm các hạt Thanh tra, vốn lấy tên gọi theo địa điểm nơi đặt lỵ sở như: hạt Châu Đốc (phủ Tuy Biên cũ), hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành cũ) và hạt Ba Xuyên (phủ Ba Xuyên cũ):
  • Hạt Châu Đốc (phủ Tuy Biên cũ), đặt lỵ sở tại Châu Đốc, gồm 2 huyện: Đông Xuyên và Hà Dương
  • Hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành cũ), đặt lỵ sở tại Sa Đéc, gồm 3 huyện: An Xuyên, Vĩnh An và Phong Phú
  • Hạt Ba Xuyên (phủ Ba Xuyên cũ), đặt lỵ sở tại Sóc Trăng, gồm 3 huyện: Vĩnh Định, Phong Nhiêu và Phong Thạnh
Sau này, hạt Thanh tra Ba Xuyên cũng được đổi tên thành hạt Thanh tra Sóc Trăng. Về sau, hạt Thanh tra Châu Đốc cũng tách ra để thành lập thêm hạt Thanh tra Long Xuyên; hạt Thanh tra Sa Đéc tách ra hợp với một phần đất thuộc tỉnh Vĩnh Long trước đây để thành lập hạt Thanh tra Trà Ôn. Một năm sau, Toà Bố từ Trà Ôn lại dời về Cái Răng.
Ngày 5 tháng 6 năm 1871, hạt Thanh tra Long Xuyên và hạt Thanh tra Châu Đốc nhận thêm phần đất đai thuộc địa bàn tổng Phong Thạnh vốn thuộc huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường vào thời nhà Nguyễn độc lập như sau:
  • Hạt Châu Đốc: lấy phần đất 3 làng An Bình, An Long và Tân Thạnh thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong. Phần đất này nằm ở phía tây bắc Đồng Tháp Mười, sau gọi là tổng An Phước thuộc hạt Châu Đốc.
  • Hạt Long Xuyên: lấy địa phận các làng Tân Phú, Tân Thạnh của tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong để lập tổng mới gọi là tổng Phong Thạnh Thượng thuộc hạt Long Xuyên.
Theo Nghị định ngày 5 tháng 1 năm 1876, thực dân Pháp bỏ hẳn hệ thống Nam Kỳ lục tỉnh thời nhà Nguyễn, đồng thời các hạt Thanh tra được thay bằng hạt tham biện (arrondissement), các thôn đổi thành làng. Vùng đất Nam Kỳ lúc này bị chia thành 4 khu vực hành chính (circonscription) do thực dân Pháp đặt ra, trong đó có khu vực Bassac (Hậu Giang) cai quản các hạt tham biện: Châu ĐốcHà TiênLong XuyênRạch GiáTrà Ôn và Sóc Trăng. Tuy nhiên, hạt tham biện Sa Đéc lại thuộc về khu vực Vĩnh Long. Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ với thủ phủ làCần Thơ. Hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang).
Năm 1882, thiết lập hạt tham biện Bạc Liêu trên cơ sở tách 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên và Long Hưng của hạt tham biện Rạch Giáhợp với 2 tổng Thạnh Hòa và Thạnh Hưng tách từ hạt tham biện Sóc Trăng chuyển sang. Lỵ sở Bạc Liêu thuộc địa bàn tổng Thạnh Hòa vốn trước đó thuộc hạt tham biện Sóc Trăng. Như vậy địa bàn tỉnh An Giang cũ gồm các hạt tham biện Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu nằm trong 2 khu vực Vĩnh Long và Bassac (Hậu Giang).
Ngày 12 tháng 8 năm 1888, hạt tham biện Rạch Giá bị giải thể, nhập vào hạt tham biện Long Xuyên. Ngày 27 tháng 12 năm 1892, thực dân Pháp lại tái lập hạt tham biện Rạch Giá. Năm 1888, Hà Tiên cho thuộc về hạt tham biện Châu Đốc, đến cuối năm 1892 lại phục hồi hạt tham biện Hà Tiên.
Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương vào ngày 20 tháng 12 năm 1899 thì kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, đổi tất cả các hạt ởNam Kỳ thành tỉnh. Địa bàn tỉnh An Giang cũ chia ra thành 6 tỉnh giống như thời kỳ trước đây: tỉnh Châu Đốctỉnh Long Xuyêntỉnh Sa Đéctỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu. Tình hình đó kéo dài cho đến năm 1956.
Vào thời Pháp thuộc, vùng đất tỉnh An Giang ngày nay (thuộc Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là phần đất thuộc tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên. Phần đất của hai tỉnh này khi đó còn bao gồm cả một phần đất thuộc về tỉnh Đồng Tháp ngày nay.

Tỉnh Châu Đốc[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1903tỉnh Châu Đốc ban đầu có 3 quận: Tân ChâuTri Tôn và Tịnh Biên. Năm 1917tỉnh Châu Đốc thành lập thêm quận Châu Thành, đến năm 1919 thì đổi tên là quận Châu Phú. Tuy nhiên năm 1939 lại đổi về tên quận Châu Thành như cũ. Ngày 19 tháng 12 năm1929, thực dân Pháp lập thêm quận Hồng Ngự thuộc tỉnh Châu Đốc do tách ra từ quận Tân Châu cùng tỉnh.
Tỉnh lỵ Châu Đốc đặt tại làng Châu Phú thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Thành. Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm1924tỉnh Hà Tiên bị giải thể, trở thành một quận thuộc tỉnh Châu Đốc. Sau đó, lại tách ra trở thành tỉnh Hà Tiên độc lập như trước.

Tỉnh Long Xuyên[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1917, thực dân Pháp cho thành lập ở tỉnh Long Xuyên 3 quận trực thuộc: Châu ThànhChợ Mới và Thốt Nốt. Năm 1953tỉnh Long Xuyên thành lập thêm hai quận mới là Núi Sập và Lấp Vò. Quận Núi Sập được thành lập do tách tổng Định Phú ra khỏi quận Châu Thành; quận Lấp Vò được thành lập do tách tổng An Phú ra khỏi quận Thốt Nốt cùng tỉnh.
Tỉnh lỵ Long Xuyên thuộc khu vực hai làng Bình Đức và Mỹ Phước cùng thuộc tổng Định Phước, quận Châu Thành. Dựa theo các Sắc lệnh ngày 31 tháng 1 năm 1935 và 16 tháng 12 năm 1938, thị xã Long Xuyên trực thuộc tỉnh Long Xuyên được thành lập bao gồm phần đất nội ô tỉnh lỵ trước đó. Ngày 29 tháng 12 năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp quyết định công nhận đô thị tỉnh lỵ Long Xuyên trở thành thị xã hỗn hợp (commune mixteLong Xuyên trực thuộc tỉnh Long Xuyên.

Giai đoạn 1945-1954[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên nằm trong danh sách 21 tỉnh ở Nam Bộ. Lúc này, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòađến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975.
Ngày 19 tháng 5 năm 1947, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ tự trị thân Pháp quyết định tách đất quận Thốt Nốt để lập thêm quận Lấp Vò ban đầu cùng thuộc tỉnh Long Xuyên; quận lỵ đặt tại Lấp Vò (thuộc làng Bình Đông). Ngày 14 tháng 5 năm 1949, chính quyền Việt Minh lại quyết định tách quận Lấp Vò ra khỏi tỉnh Long Xuyên để nhập vàotỉnh Sa Đéc.
Ngày 12 tháng 9 năm 1947, theo chỉ thị số 50/CT của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), lúc bấy giờ có sự thay đổi sắp xếp hành chính của tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên, thành lập các tỉnh mới có tên là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu như sau:
Tháng 10 năm 1950 tỉnh Long Châu Hậu hợp nhất với tỉnh Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 huyện: Tịnh BiênTri Tôn, Châu Phú A, Châu ThànhThoại SơnThốt Nốt, Giang Châu (hợp nhất hai huyện Giang Thành và Châu Thành của tỉnh Hà Tiên cũ), Phú Quốc. Tháng 7 năm 1951, hợp nhất 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thành huyện Tịnh Biên; hợp nhất 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn thành huyện Châu Thành.
Tháng 6 năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền hợp nhất với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa, gồm 7 huyện: Châu Thành (của tỉnh Sa Đéc cũ), Lai VungCao LãnhTân Hồng,Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới. Trong đó, hai huyện Tân Hồng và Tân Châu vốn là hai huyện Hồng Ngự và Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền trước đó. Tháng 7 năm 1951, nhập huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa.
Tuy nhiên, tên các tỉnh Long Châu TiềnLong Châu HậuLong Châu Sa và Long Châu Hà không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa công nhận.
Ngày 29 tháng 12 năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp quyết định công nhận đô thị tỉnh lỵ Long Xuyên trở thành thị xã hỗn hợp (commune mixteLong Xuyêntrực thuộc tỉnh Long Xuyên.
Năm 1953, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp lại quyết định thành lập thêm tại tỉnh Long Xuyên một quận mới là quận Núi Sập, với quận lỵ đặt tại Núi Sập (thuộc làng Thoại Sơn) do tách tổng Định Phú ra khỏi quận Châu Thành cùng tỉnh.
Năm 1954, chính quyền Việt Minh giải thể các tỉnh Long Châu Sa và Long Châu Hà, đồng thời khôi phục lại tỉnh Châu Đốctỉnh Long Xuyêntỉnh Sa Đéc và tỉnh Hà Tiên như cũ.

Tỉnh An Giang giai đoạn 1956-1964[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc như thời Pháp thuộc.
Năm 1955tỉnh Châu Đốc có 5 quận gồm: Châu ThànhTân ChâuTri TônTịnh BiênHồng Ngự trong đó tất cả 70 xã. Tỉnh Long Xuyên có 4 quận gồm: Châu ThànhChợ Mới,Núi SậpThốt Nốt với tổng cộng 47 xã.
Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 17 tháng 2 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách quận Hồng Ngự (có cả cù lao Tây) ra khỏi tỉnh Châu Đốc và tổng Phong Thạnh Thượng ra khỏi quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên để cùng nhập vào tỉnh Phong Thạnh mới thành lập (sau đó lại đổi tên thành tỉnh Kiến Phong, ngày nay là tỉnh Đồng Tháp).
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gònvà 22 tỉnh. Lúc này tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên được sáp nhập để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh An Giang. Tỉnh lỵ tỉnh An Giang đặt tại Long Xuyên và vẫn giữ nguyên tên là "Long Xuyên", về mặt hành chánh thuộc địa bàn xã Phước Đức, quận Châu Thành. Ngày 14 tháng 1 năm 1959, xã Phước Đức bị giải thể, sáp nhập vào địa bàn hai xã Mỹ Phước và Bình Đức cùng thuộc quận Châu Thành.
Lúc này ở vùng đất cả hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc trước đó đều có quận Châu Thành cả. Tuy nhiên, do tỉnh lỵ tỉnh An Giang có tên là "Long Xuyên" và được đặt ở quận Châu Thành thuộc tỉnh Long Xuyên cũ, cho nên quận Châu Thành thuộc tỉnh Châu Đốc cũ được đổi tên là quận Châu Phú như ở giai đoạn 1919-1939.
Ngày 24 tháng 4 năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Tỉnh An Giang lúc này gồm 8 quận là Châu ThànhChâu PhúChợ MớiTân ChâuThốt NốtTịnh BiênTri TônNúi Sập. Tỉnh lỵ đặt tại Long Xuyên.
Ngày 06 tháng 08 năm 1957, tách 13 xã phía Bắc của quận Châu Phú để thành lập quận mới thuộc tỉnh An Giang có tên là quận An Phú. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Núi Sập thành quận Huệ Đức.
  • Quận An Phú: có duy nhất 1 tổng là An Phú (gồm 9 xã) và 4 xã của tổng Châu Phú; quận lỵ: xã Phước Hưng
  • Quận Châu Phú: có 2 tổng là Châu Phú (gồm 5 xã) và An Lương (gồm 9 xã); quận lỵ: xã Châu Phú
  • Quận Châu Thành: có 2 tổng là Định Phước (gồm 5 xã) và Định Thành (gồm 7 xã); quận lỵ: xã Phước Đức.
  • Quận Chợ Mới: có 2 tổng là Định Hòa (gồm 7 xã) và An Bình (gồm 5 xã); quận lỵ: xã Long Điền
  • Quận Tân Châu: có 2 tổng là An Thành (gồm 5 xã) và An Lạc (gồm 3 xã); quận lỵ: xã Long Phú
  • Quận Thốt Nốt: có duy nhất 1 tổng là Định Mỹ (gồm 9 xã); quận lỵ: xã Thạnh Hòa Trung Nhứt
  • Quận Tịnh Biên: có 2 tổng là Quy Đức (gồm 5 xã) và Thành Tín (gồm 3 xã); quận lỵ: xã An Phú
  • Quận Tri Tôn: có 3 tổng là Thành Lễ (gồm 5 xã), Thành Ngãi (gồm 3 xã), Thành Ý (gồm 7 xã); quận lỵ: xã Tri Tôn
  • Quận Huệ Đức: có duy nhất 1 tổng là Định Phú (gồm 6 xã); quận lỵ: xã Thoại Sơn

Chính quyền Cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1957, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng giải thể và sáp nhập hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc với nhau để thành lập một tỉnh mới, vẫn lấy tên là tỉnh An Giang như phía chính quyền Việt Nam Cộng hòađã thực hiện vào năm 1956.
Tỉnh An Giang khi đó gồm 9 huyện: Chợ Mới, Thốt Nốt, Núi Sập, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn và 2 thị xã: Long Xuyên, Châu Đốc. Chính quyền Cách mạng cũng trả huyện Hồng Ngự về tỉnh Kiến Phong và huyện Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc. Năm 1963, lại giao huyện Thốt Nốt về cho tỉnh Cần Thơ quản lý.

Tỉnh An Giang và tỉnh Châu Đốc giai đoạn 1964-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số tỉnh An Giang 1967[19]
QuậnDân số
Châu Thành165.298
Chợ Mới157.359
Huệ Đức29.986
Thốt Nốt125.637
lớp nhấtlớp năm
Tổng số478.280
Ngày 08 tháng 09 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng Hoà ký Sắc lệnh 246/NV, quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm1964 tái lập tỉnh Châu Đốc trên cơ sở tách đất từ tỉnh An Giang. Phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Long Xuyên trước năm 1956, tuy nhiên chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên tỉnh An Giang cho vùng đất này đến năm 1975.
Tỉnh Châu Đốc khi đó gồm 5 quận: Châu PhúTân ChâuTri TônTịnh BiênAn Phú. Tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc khi đó lại có tên là "Châu Phú", do nằm trong khu vực xã Châu Phú, quận Châu Phú. Phân chia hành chánh tỉnh Châu Đốc năm 1970 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa:
  • Quận An Phú (quận lỵ: xã Phước Hưng) gồm 11 xã: Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Tường;
  • Quận Châu Phú (quận lỵ: xã Châu Phú) gồm 15 xã: Bình Long, Bình Mỹ, Bình Thạnh Đông, Châu Giang, Châu Phong, Châu Phú, Hiệp Xương, Hòa Lạc, Hưng Nhơn, Khánh Hòa, Mỹ Đức, Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Thạnh Trung;
  • Quận Tân Châu (quận lỵ: xã Long Phú) gồm 9 xã: Hòa Hảo, Long Phú, Long Sơn, Phú An, Phú Lâm, Phú Vinh, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương;
  • Quận Tịnh Biên (quận lỵ: xã An Phú) gồm 10 xã: An Nông, An Phú, Ba Chúc, Lạc Qưới, Nhơn Hưng, Tân Khánh Hòa, Thới Sơn, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia, Xuân Tô;
  • Quận Tri Tôn (quận lỵ: xã Tri Tôn) gồm 12 xã: An Cư, An Hảo, An Lạc, An Túc, Cô Tô, Lệ Tri, Lương Phi, Ô Lâm, Tri Tôn, Tú Tề, Văn Giáo, Vĩnh Trung.
Tỉnh An Giang mới sau năm 1964 tức phần đất của tỉnh Long Xuyên trước đó. Cho đến năm 1975, tỉnh An Giang tỉnh lỵ có tên là "Long Xuyên", bao gồm 4 quận: Châu Thành,Huệ ĐứcChợ Mới và Thốt Nốt. Phân chia hành chánh tỉnh An Giang năm 1970 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa:
  • Quận Châu Thành (quận lỵ: xã Mỹ Phước) gồm 12 xã: Bình Đức, Bình Hòa, Bình Thủy, Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh, Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Phước, Mỹ Thới, Phú Hòa, Vĩnh Chánh, Vĩnh Hanh, Vĩnh Trạch;
  • Quận Chợ Mới (quận lỵ: xã Long Điền) gồm 12 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Long Điền, Long Kiến, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Mỹ Luông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ;
  • Quận Huệ Đức (quận lỵ: xã Thoại Sơn) gồm 5 xã: Định Mỹ, Phú Nhuận, Thoại Sơn, Vĩnh Phú, Vọng Thê;
  • Quận Thốt Nốt (quận lỵ: xã Thạnh Hòa Trung Nhứt, đến năm 1972 đổi lại thành xã Trung Nhứt) gồm 9 xã: Tân Lộc Đông, Tân Lộc Tây, Thạnh An, Thạnh Hòa Trung Nhứt, Thạnh Hòa Trung An, Thạnh Qưới, Thới Thuận, Thuận Hưng, Vĩnh Trinh.

Chính quyền Cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn 1964-1971, địa bàn tỉnh Châu Đốc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh An Giang của chính quyền Cách mạng quản lý. Năm 1965, chính quyền Cách mạng giao huyện Hà Tiên và huyện Phú Quốc (cùng thuộc tỉnh Rạch Giá) cho tỉnh An Giang quản lý. Đến năm 1967 lại trả hai huyện Hà Tiên và Phú Quốc về cho tỉnh Rạch Giánhư trước. Tháng 12 năm 1965, huyện Chợ Mới cũng được giao về cho tỉnh Kiến Phong quản lý. Đến tháng 5 năm 1974, chính quyền Cách mạng đặt huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Sa Đéc.
Năm 1971Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang và tỉnh Rạch Giá, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước năm1956. Lúc này tỉnh Châu Hà còn có thêm các huyện Châu Thành A, Hà Tiên và Phú Quốc vốn cùng thuộc tỉnh Rạch Giá trước đó. Tỉnh Châu Hà gồm các huyện: Huệ Đức, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành A, Hà Tiên và Phú Quốc.
Tháng 5 năm 1974, chính quyền Cách mạng lại quyết định giải thể các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong để tái lập các tỉnh Long Châu HàLong Châu Tiền và Sa Đéc:
Tuy nhiên, tên các tỉnh Châu Hà, Long Châu Hà và Long Châu Tiền cũng không được chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận, mà thay vào đó vẫn sử dụng tên gọi tỉnh Châu Đốc và tỉnh An Giang cho đến năm 1975.
Sau sự kiện ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì các tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Tiền như trước đó. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).
Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, địa bàn các tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Tiền cũ sẽ được chia ra vào sáp nhập vào các tỉnh mới, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Cụ thể như sau:
Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Châu Đốc thời Việt Nam Cộng hòa, trừ huyện Thốt Nốt giao cho tỉnh Hậu Giang quản lý.

Tỉnh An Giang trong bản đồ địa hình Việt Nam Cộng hòa.

Tỉnh An Giang từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 1976, tỉnh An Giang chính thức được tái lập trở lại, ban đầu có 8 huyện: Châu PhúChâu ThànhChợ MớiHuệ ĐứcPhú ChâuPhú TânTịnh BiênTri Tôn cùng với hai thị xã: Long XuyênChâu Đốc. Tỉnh lị đặt tại thị xã Long Xuyên.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 56-CP[20] về việc hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh An Giang như sau:
Ngày 23 tháng 8 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 300-CP[21] về việc phân vạch địa giới một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang như sau:
Ngày 13 tháng 11 năm 1991, huyện Phú Châu được chia thành hai huyện là huyện Tân Châu và huyện An Phú.
Ngày 12 tháng 11 năm 1994Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 669/TTg[22] về việc xác định ranh giới giữa hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Năm 1996, hoàn tất việc xác định ranh giới giữa tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.
Ngày 1 tháng 3 năm 1999Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 09/1999/NĐ-CP[23] về việc thành lập THÀNH PHỐ LONG XUYÊNthuộc tỉnh An Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Long Xuyên trước đó.
Ngày 14 tháng 04 năm 2009Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg[24] về việc công nhận thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang.
Ngày 24 tháng 8 năm 2009Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP[25] về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân, thành lập thị xã Tân Châu, thành lập các phường thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Ngày 19 tháng 7 năm 2013Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP[26] về việc thành lập THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC thuộc tỉnh An Giang trên cơ sở toàn bộ 10.529,05 ha diện tích tự nhiên, 157.298 nhân khẩu và 7 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Châu Đốc trước đó.
Ngày 15 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 449/NQ-TT về việc công nhận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang.
Tỉnh An Giang có 353.667 ha diện tích tự nhiên, 2.150.999 nhân khẩu và 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và các huyện: An Phú, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới.

Các đơn vị hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thành phố[27], 01 thị xã và 08 huyện, trong đó bao gồm 156 đơn vị hành chính cấp , gồm có 16 thị trấn, 21 phườngvà 119 [28]:
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh An Giang
TênDiện tích (km²)Dân số (người)
Thành phố (2)
Thành phố Long Xuyên106,87253.048 người[29]
Thành phố Châu Đốc105,29157.298[30]
Thị xã (1)
Thị xã Tân Châu176,64[31]172.088[31]
Các huyện (8)
Huyện An Phú226,37191.328[32]
TênDiện tích (km²)Dân số (người)
Huyện Châu Phú425,9250.567[33]
Huyện Châu Thành346,82[34]171.480[34]
Huyện Chợ Mới369,62[35]369.443[35]
Huyện Phú Tân313,5[36]210.772[36]
Huyện Thoại Sơn598,1[37]112.000[37]
Huyện Tịnh Biên92,55[38]47.128[38]
Huyện Tri Tôn598,1127.426[39]

Tài nguyên thiên nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%. phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng.

Tượng đài cá ba sa
Trên địa bàng toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại quý hiếm.
Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và còn có các loại puzolanfenspat, bentonite, cát sỏi,…

Từ trên đỉnh núi Cấm nhìn xuống khu vựchồ Thủy Liêm
Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang được xem là tỉnh có tiềm năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vựcvăn hoá, du lịch sinh tháidu lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên khoáng sản cũng là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long về vật liệu xây dựng[2].

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Liệt kê một số người nổi bật:

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Nông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Văn học - Nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]


Trường Đại Học An Giang (khu mới)

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Danh lam thắng cảnh - Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

An Giang có một số thắng cảnh tiêu biểu như:

Đặc sản, ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]

  • Gỏi sầu đâu:
Cây sầu đâu mọc nhiều ở các vùng Tri Tôn, Châu Đốc, Tịnh Biên (An Giang). Món gỏi này được chế biến đơn giản, nhanh gọn. Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch trụng qua nước sôi cho bớt đắng, sau đó để ráo nước. Dưa leo, thơm (dứa) và xoài thái mỏng hoặc xắt sợi. Người miền Tây thường làm món gỏi sầu đâu khô cá lóc hoặc khô cá sặc. Khô cá nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc xong thái mỏng, cho thêm ít tôm bóc vỏ.

Gỏi Sầu Đâu
  • Cà na đập:
Chợ Châu Đốc chỉ có duy nhất một người bán cà na đập - món ăn được đặt tên theo cách chế biến. Quả cà na tươi, sau khi đập nát, vắt bớt nước và chà xát để ra hết chất chát thì đem dầm đường, chờ khoảng vài tiếng đồng hồ là có thể sử dụng.
Món này phải khéo léo sao cho quả cà na bị đập không quá nát, vẫn giữ màu xanh tươi sau khi chà xát, vắt nước nhưng hương vị còn nguyên, ăn vẫn giòn. Cà na đập ăn chung với muối ớt, vừa ngọt, vừa giòn rất ngon

Cà na đập
  • Tung lò mò:
“Tung lò mò” chính là một tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người Chăm ở An Giang. Từ lâu, người Kinh cũng ưa thích và chế biến món lạp xưởng bò gần giống như của người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn.
Khác lạp xưởng lợn, lạp xưởng bò sau khi làm xong chỉ cần phơi cho khô là có thể đem chiên hoặc nướng. Hấp dẫn nhất là lạp xưởng nướng trên bếp than hồng. Khi nướng chín xong cắt ra thành viên có màu đỏ hồng, hương bay thơm phức không còn mùi mỡ bò.
“Tung lò mò” nướng nên chín tới đâu, ăn tới đó. Khi ăn sẽ thấy vị ngọt bùi của thịt và mỡ bò, vị chua chua của cơm nguội lên men hòa cùng gia vị cay của ớt, lại ăn kèm với rau sống, rau cần tươi, vị chua của khế, vị chát của chuối sống. Lạp xưởng bò khi ăn phải chấm muối tiêu chanh hoặc tương ớt. Hấp dẫn hơn là có ăn kèm rau sống và ăn chung với bún hoặc bánh mì.

Tung lò mò
  • Cốm dẹp:
Nếp trước lúc thu hoạch khoảng 10 ngày còn chưa già sẽ được gặt về trút lấy hạt ngâm nước nửa ngày vớt ra để ráo.
Ngâm nếp phải canh giờ nếu không ngâm lâu hạt nếp mềm cốm sẽ nhão, ngâm thời gian ngắn thì hạt nếp sẽ khô cứng. Rang nếp phải là người quen tay và rang trong nồi đất nhằm giữ được nhiệt nóng lâu hơn. Một lần rang rất mất thời gian và công sức chỉ một chén nếp, trút vừa đáy nồi đất giúp việc đảo rang được dễ dàng và hạt nếp nở chín dẻo đều.

Cốm dẹp An Giang
  • Bò cạp Bảy Núi:
Bò cạp hay còn gọi là "bù kẹp", có màu đen nhánh, hai càng to kềnh, to cỡ con dế cơm. Thoạt nhìn bò cạp trông giống như con gián bò lổn ngổn. Về vùng Bảy Núi có thể thấy loại này được bán dọc hai bên đường. Để có được những con bò cạp thế này, những người chuyên săn lùng con vật này phải lên núi mới có. Họ trang bị một cây cuốc, một cây kẹp và một cái xô. Tìm thấy tảng đá nào khả nghi, họ chỉ cần lật tảng đá sang một bên, nhìn miệng hang thò kẹp vào.
Sau khi “thu hoạch” xong, họ mang bò cạp về bỏ vào thau vài ngày cho "sạch bụng". Để nguyên con vậy và rửa sạch, cho vào chảo mỡ hoặc dầu đang sôi. Khoảng vài phút sau, bò cạp chín, bốc mùi thơm lạ lùng. Bò cạp dùng kèm rau thơm, cà chua, dưa leo và vài cọng ngò, chấm với muối tiêu chanh. Cắn một miếng, giòn rụm và vị beo béo. Theo những người sành ăn món này, bụng của bò cạp mới là phần ngon nhất.
Món bò cạp này còn được chế biến theo các kiểu khác như bò cạp lăn bột chiên bơ. Một số người Khmer địa phương còn dùng bò cạp ngâm với rượu, uống để chữa các chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp,...

Bò cạp Bảy Núi
  • Mắm Châu Đốc:
 Mắm Châu Đốc có bán khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là ở chợ Châu Đốc.  Hình thù mắm cũng vô cùng đa dạng. Vì tùy từng loại cá, cách thức chế biến mà người ta có thể xé nhỏ, để nguyên con, lóc lấy phi lê hoặc để cả xương. Một vài loại mắm dễ ăn mà bạn có thể mua tại chợ là mắm linh, mắm sặt, mắm lóc, mắm trèn, mắm rô, mắm chốt... Những loại này ăn sống hay dùng chưng, nấu mắm (mắm kho, bún, lẩu) đều rất ngon. Đặc biệt khô cá tra ở đây là cá tra từ Biển Hồ (Campuchia), thịt ngọt tự nhiên, lại được phơi khéo, canh vừa nắng nên thịt thơm béo, không bị tanh. Một loại mắm bán nhiều và cũng rất được ưa chuộng ở chợ Châu Đốc là mắm thái. Đó là con mắm lóc ngon được lạng bỏ da bỏ xương xé nhỏ trộn với đu đủ xắt sợi và thịt ba rọi ram, thêm thính gạo, đường, ớt vào. Ở xứ mắm Châu Đốc, đường dùng làm mắm cũng là đường thốt nốt đặc sản, pha thêm ít đường trắng nên mắm có vị ngọt mặn rất thanh, ăn kèm rau sống, chuối chát, thịt ba rọi luộc. 

Mắm được bày bán ở chợ Châu Đốc

Biển số xe cơ giới trong tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]

Biểm kiểm soát xe môtô
  1. Thành phố Long Xuyên67-B1
  2. Huyện Châu Thành67-C1
  3. Huyện Châu Phú67-D1
  4. Thành phố Châu Đốc67-E1
  5. Huyện Tịnh Biên67-F1
  6. Huyện An Phú67-G1
  7. Thị xã Tân Châu67-H1
  8. Huyện Phú Tân67-K1
  9. Huyện Chợ Mới67-L1
  10. Huyện Thoại Sơn67-M1
  11. Huyện Tri Tôn67-N1

Một số hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

0 nhận xét:

Đăng nhận xét