Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Bắc Ninh

Bắc Ninh


Bắc Ninh
Tỉnh
Logo Bac Ninh.PNG
Biểu trưng
Trung tâm văn hóa Kinh Bắc.jpg
Trung tâm văn hóa Kinh Bắc
Địa lý
Tọa độ21°11′15″B 106°04′24″ĐTọa độ21°11′15″B 106°04′24″Đ
Diện tích839,7 km²
Dân số (2013) 
 Tổng cộng1.114.000 người>[1]
 Thành thị240.987 (2009)
 Nông thôn783.485 (2009)
 Mật độ1.354 người/km²
Dân tộcKinh
[ẩn] Vị trí Bắc Ninh trên bản đồ Việt Nam
Bac Ninh in Vietnam.svg
Tỉnh Bắc Ninh
Hành chính
Quốc giaCờ Việt Nam Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Tỉnh lỵThành phố Bắc Ninh
Thành lập
  • 1490 Định lại bản đồ Xứ Kinh Bắc
  • 1831 Thành lập Tỉnh Bắc Ninh
  • 1997 Tái lập tỉnh Bắc Ninh
 Chủ tịch UBNDNguyễn Tử Quỳnh
 Chủ tịch HĐNDNguyễn Hương Giang
 Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Nhân Chiến
 Trụ sở UBNDSố 10, Phù Đổng Thiên Vương, Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh
Đại biểu quốc hội6
Phân chia hành chínhthành phố, 1 thị xã và 6 huyện.
Mã hành chínhVN-56
Mã bưu chính22xxxx
Mã điện thoại241
Biển số xe99, 13
Websitebacninh.gov.vn
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30km về phía đông bắcphía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nộiphía bắc giáp tỉnh Bắc Giangphía đông và đông namgiáp tỉnh Hải Dươngphía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh nổi tiếng với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa[2]. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu, Hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho[3]. Con người Bắc Ninh với truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... nổi bật là những làn điệu dân ca quan họ[4][5][6].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thành Bắc Ninh một trong 4 thành trong Thăng Long tứ trấn
Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông HồngLuy Lâutừng là trung tâm kinh tế - chính trị, tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam.
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm.[7]Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du.
Thời kỳ Hồng Bàng, nước Văn Lang được chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Trong thời Bắc thuộcGiao Chỉ gồm có 10 huyện trong đó có huyện Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào Việt Nam. Trung tânm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt. Đến thời Ngô QuyềnGiao Châu gồm các vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên.
Thời loạn 12 sứ quân, địa bàn Bắc Ninh là nơi chiếm đóng của 2 sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê với các căn cứ ở Tiên Du và Thuận Thành.
Các vua thời Lý lập Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp). Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công UẩnLý Nhân TôngNguyên Phi Ỷ LanLê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ Nam quốc sơn hà- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Cuối thời Trần, cả nước có 24 đơn vị hành chính. Lộ Bắc Giang bao trùm Bắc Ninh và một phần Hà Nội, Bắc Giang ngày nay, gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. Châu Gia Lâm gồm 3 huyện: An Định (Gia Bình hiện nay), Tế Giang (Văn Giang hiện nay), Thiện Tài (Lương Tài hiện nay). Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du (Tiên Du hiện nay), Vũ Ninh (Võ Giàng hiện nay), Đông Ngàn (Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay), Từ Sơn (Quế Võ hiện nay), Yên Phong (Yên Phong hiện nay). Châu Bắc Giang gồm 3 huyện Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Phật Thệ (Hiệp Hòa thuộc Bắc Giang hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay).
Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên. Trong đó, trấn (xứ) Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn);Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).
Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: phủ Thừa Thiên là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh. Việc lập các tỉnh được thực hiện trong 2 đợt. Đợt đầu tiên vào năm 1831, Minh Mạng thực hiện chia các trấn phía bắc làm 18 tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh được thành lập (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc này nay).
Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Chính vì thế, mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ Việt Nam. Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1903, tách các huyện Đông AnhKim AnhĐa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1960, huyện Văn Giang của Bắc Ninh được tách sang tỉnh Hưng Yên. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.
Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc; cùng lúc đó, 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn hợp nhất thành huyện Tiên Sơn, 2 huyện Quế Dươngvà Võ Giàng hợp nhất thành huyện Quế Võ. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.[8].
Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 06 tháng 11 năm 1996).[9] Khi tách ra, tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính gồm: thị xã Bắc Ninh (tỉnh lị) và 5 huyện: Gia LươngQuế VõThuận ThànhTiên SơnYên Phong.
Ngày 9 tháng 8 năm 1999, chia huyện Tiên Sơn thành 2 huyện: Tiên Du và Từ Sơn; chia huyện Gia Lương thành 2 huyện: Gia Bình và Lương Tài.[10]
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, chuyển thị xã Bắc Ninh thành thành phố Bắc Ninh.[11]
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, chuyển huyện Từ Sơn thành thị xã Từ Sơn.[12]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
Toàn tỉnh có tổng cộng 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 126 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 23 phường, 6 thị trấn và 97 xã.
Ðơn vị hành chính cấp HuyệnThành phố
Bắc Ninh
Thị xã
Từ Sơn
Huyện
Gia Bình
Huyện
Lương Tài
Huyện
Quế Võ
Huyện
Thuận Thành
Huyện
Tiên Du
Huyện
Yên Phong
Diện tích (km²)------------------------
Dân số (người)2009[13]164 370140 04092 26996 326135 938144 536124 396126 660
Mật độ dân số (người/km²)------------------------
Số đơn vị hành chính16 phường và 3 xã7 phường và 5 xã1 thị trấn và 13 xã1 thị trấn và 13 xã1 thị trấn và 20 xã1 thị trấn và 17 xã1 thị trấn và 13 xã1 thị trấn và 13 xã
Huyện lỵSuối HoaĐông NgànGia BìnhThứaPhố MớiHồLimChờ
Nguồn: Website tỉnh Bắc Ninh

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Địa chất, thủy văn[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có một số dải núi độ cao phổ biến 300–400 m. Diện tích đồi núichiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du.
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Sông Đuống có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa. Sông Cầu có chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m). Sông Thái Bình thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km[14]. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền đông bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3–5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 79%.
[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Bắc Ninh
Tháng123456789101112Năm
Trung bình cao °C (°F)19.920.423
(73)
27.431.833
(91)
32.832.231.229
(84)
25.622.127.37
Trung bình ngày, °C (°F)16.517.420
(68)
24
(75)
27.729.229.228.827.725.221.618.523.82
Trung bình thấp, °C (°F)13.214.417.120.623.724.625.525.424.221.417.714.920.23
Lượng mưa, mm (inch)12
(0.47)
33
(1.3)
34
(1.34)
87
(3.43)
211
(8.31)
245
(9.65)
332
(13.07)
337
(13.27)
234
(9.21)
98
(3.86)
34
(1.34)
23
(0.91)
1.680
(66,14)
Nguồn: climate-data.org[15]

Tài nguyên, khoáng sản[sửa | sửa mã nguồn]

Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³.
Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử phát triển
dân số
NămDân số
1995916.000
1996925.300
1997931.700
1998937.600
1999943.000
2000950.600
2001958.900
2002967.600
2003975.300
2004983.200
2005991.100
2006999.800
20071.009.400
20081.018.100
20091.026.500
20101.041.200
20111.060.300
Nguồn:[16]
Năm 2009, dân số Bắc Ninh là 1.024.472 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 502.925 người và nữ 521.547 người; khu vực thành thị 240.987 người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 783.485 người, chiếm 76,5%. Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh[17][18].
Năm 2011, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289 người/km², vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước.
Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%[19].

Thành phần dân tộc[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn tỉnh hiện có 27 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó Kinh chiếm tuyệt đại đa số. Dưới đây là 3 dân tộc đông dân nhất là:[19]
Dân tộcDân số
(người)
Tỉ lệ
so với tổng
dân số tỉnh
Dân số đô thị
(người)
Tỉ lệ
so với dân số
dân tộc
Dân số nông thôn
(người)
Tỉ lệ
so với dân số
dân tộc
Kinh1.021.06199,67%249.30524,42%781.27675,58%
Tày1.4840,14%54036,39%94463,61%
Nùng7890,08%25332%53668%

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng giống như phần lớn các tỉnh khác tại Miền Bắc Việt Nam, Bắc Ninh có đại đa số cư dân "không tôn giáo". Theo thống kê năm 2009, số người theo có tôn giáo tại tỉnh Bắc Ninh là 16.362 người, tức chiếm 1,6% tổng dân số của tỉnh.[19] Hiện nay, Bắc Ninh có 7 tôn giáo hoạt động là Phật giáoCông giáoTin LànhHồi giáoMinh Lý đạo,Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài. Bắc Ninh có 40 xứ đạo Công giáo hoạt động và tất cả các hoạt động Công giáo ở Bắc Ninh đều do Toà Giám mục Giáo phận Bắc Ninh chỉ đạo.[20]
Tôn giáoTín đồ
người
Tỉ lệ
so với dân số
Công giáo12.5901,23%
Phật giáo3.7440,37%
Tin Lành17-
Tổng số16.3621,6%

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh có cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1%, dịch vụ 31,1%, công nghiệp-xây dựng 23,8%, thu ngân sách 164 tỷ đồng, GDP đầu người 144 USD/năm; có bốn doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký 117 triệu USD, kết cấu hạ tầng yếu kém, công nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 569 tỷ đồng.[21] Sau năm 1997 kinh tế Bắc Ninh đã phát triển[6]. Giai đoạn 2006-2010 GDP tăng trưởng trung bình 15,3% trong đó có năm 2010 tăng trưởng tới 17.86% (cao nhất từ trước tới nay của tỉnh). Năm 2011, kinh tế Bắc Ninh đạt 16,2% - là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Năm 2012, GDP Bắc Ninh tăng trưởng đạt 12,3%.
Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%[22]. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD)[23] và nằm trong top thu nhập bình quân cao nhất cả nước.
Thu ngân sách nhà nước Bắc Ninh nộp ngân sách lớn thứ 12 cả nước. Năm 2011, ngân sách là 6800 tỷ, đưa Bắc Ninh lần đầu tiên có khả năng tự cân đối ngân sách và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Năm 2012 Bắc Ninh đã đạt tới 9.068,5 tỷ đồng[24].
Tỉnh Bắc Ninh hiện tại có hơn 600.000 người trong độ tuổi lao đông nhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa: khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%.
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa: khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%.
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%.
Trong 10 tháng đầu năm 2014, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 10.908,3 tỷ đồng, đạt 96,2% KH năm và tăng 20,5% so cùng kỳ năm trước.
Tính riêng tháng 10/2014, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 992,6 tỷ đồng, tăng 50,9% so tháng 9/2014. Trong đó, thu từ doanh nghiệp Nhà nước trung ương đạt 94 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so tháng trước; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 289,5 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so tháng trước; thu từ khu vực ngoài Nhà nước đạt 93,5 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so tháng trước; thu từ hải quan đạt 308 tỷ đồng.
Cũng trong tháng 10/2014, tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 431,4 tỷ đồng. Sau 10 tháng đầu năm 2014, tổng chi ngân sách đạt 5.647,5 tỷ đồng, đạt 76,3% KH năm và tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước.
Năm 2015, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 15.050 tỷ đồng, bằng 107,5% dự toán, bằng 118,7% so với năm 2014. Trong đó, thu nội địa ước đạt 10.035 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.540 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện là 13.394 tỷ đồng, bằng 146% so với dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện trên 3.784 tỷ đồng. Việc đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh đã góp phần lớn trong việc xây mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn và các dự án trọng điểm.

Công nghiệp - Công nghệ thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua[6]. Khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể đa phần là làng nghề. Tuy nhiên hết năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm qua. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 84.884 tỷ đồng (CĐ1994).Động lực cho tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ cao như SamSungCanon, Nokia. Đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn và các huyện Bắc Sông Đuống sẽ trở thành các trung tâm công nghiệp của toàn tỉnh và các huyện còn lại ở bờ Nam Sông Đuống sẽ là khu vực phụ trợ cho bờ bắc với trung tâm là huyện Thuận Thành sẽ là cửa ngõ tới các tỉnh, thành phố công nghiệp khác như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng qua các tuyến quốc lộ 38, 5A cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 18B...

Đầu tư[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2011, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam[25]. Bắc Ninh đã thu hút được hầu hết các dự án công nghệ cao của cả nước nhưCanonSamsungMicrosoft, ABB, Foxconn
  • Đầu tư trong nước: Quý I/2013, toàn tỉnh đã cấp GCNĐT mới cho 12 dự án đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh với tổng vốn đầu tư đăng ký 665 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 673 dự án đầu tư trong nước được cấp GCNĐT với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 75.079 tỷ đồng.
  • Đầu tư nước ngoài: Quý I/2013, toàn tỉnh đã cấp GCNĐT mới cho 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 80,52 triệu USD; cấp GCNĐT điều chỉnh tăng vốn cho 08 dự án với mức vốn tăng thêm 27,72 triệu USD; tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 108,24 triệu USD; thu hồi 01 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 390 đơn vị FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 4,7 tỷ USD[26].
  • 2015 Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,46 tỉ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP.Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,32 tỉ USD, chiếm 14,6%. Bình Dương đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,95 tỉ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trà Vinh và Đồng Nai với tổng vốn đầu tư lần lượt là 2,52 tỉ USD và 1,94 tỉ USD.

Thương mại - Dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 tăng trung bình là 47,91%/năm; giai đoạn 2005-2010 tăng 90,92%/năm. Năm 2011, giá trị xuất khẩu Bắc Ninh đạt 7,441 tỷ USD. Năm 2012, giá trị xuất khẩu của Bắc Ninh đạt 13,7 tỷ USD đã đưa Bắc Ninh trở thành địa phương xuất khẩu thứ 2 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu Bắc Ninh chiếm tới 12% giá trị xuất khẩu của cả nước[27]. Quý 1/2013, xuất khẩu đạt 5.123 tỷ USD với tốc độ tăng tới 87,2% so với cùng kỳ năm trước và các thị trường xuất khẩu rộng lớn, trong năm 2013 có thể kỳ vọng đây sẽ là mặt hàng đầu tiên vượt qua mốc 20 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào quy mô và tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bắc Ninh xuất siêu 180 triệu USD[28]. Tính đến hết tháng 6 năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 % so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng cao hơn mức bình quân chung của 3 năm gần đây[29].
Sáu tháng đầu năm 2013, các chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn Bắc Ninh đã huy động được 29.783 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cuối năm 2012; dư nợ cho vay đạt 30.956 tỷ đồng, tăng 4,9% so với cuối năm 2012 trong đó tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp - nông thôn, xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ[30].
Năm 2012, Điện lực Bắc Ninh đạt 2,207 tỷ kWh, tăng 18% so với năm 2011. Trong đó thành phần phụ tải thương nghiệp dịch vụ tăng 32,61%, công nghiệp xây dựng tăng 19,89%, quản lý tiêu dùng tăng 11,04%; tổn thất điện năng giảm 0,57% so với năm 2011[31].

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Ninh hiện có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa với nhiều đình, chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ. Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.[32]. Bắc Ninh có 3 khu du lịch là: Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ (thành phố Bắc Ninh); khu du lịch văn hoá Đền Đầm (thị xã Từ Sơn); khu du lịch văn hoá Phật Tích (huyện Tiên Du). Bên cạnh đó, theo dự kiến sẽ có 3 khu du lịch khác là: Khu du lịch lâm viên Thiên Thai (huyện Gia Bình); khu du lịch văn hoá lịch sử Như Nguyệt (huyện Yên Phong); khu du lịch tâm linh Hàm Long - Núi Dạm (thành phố Bắc Ninh) và lựa chọn 22 điểm di tích quy hoạch phát triển thành điểm du lịch làm động lực cho các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn và hấp dẫn trên địa bàn. Trong đó có một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu để hình thành các điểm, các tuyến du lịch hấp dẫn như Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Phật Tích, lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, đền thờ Lê Văn Thịnh,Chùa Cổ Lũng,Chùa Lim. Ngoài ra, còn có du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), làng tương Đình Tổ, khu vực chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành), làng Quan họ Viêm Xá (Thành phố Bắc Ninh) Làng gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ [33].

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Trong đó, hệ thống đường bộ được đánh giá là tương đối đồng bộ so với các tỉnh khác trong cả nước.
Cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh nằm trên đường quốc lộ 18
Về đường bộ, tỉnh có 5 quốc lộ chạy qua là:
  • Tuyến Quốc lộ 1A chạy từ Hà Nội lên Lạng Sơn)
  • Tuyến Quốc lộ 18 (Nội Bài - Hạ Long - Cảng Cái Lân - Móng Cái)
  • Tuyến Quốc lộ 38 từ thành phố Bắc Ninh đi Hà Nam.
  • Tuyến quốc lộ 3 cao tốc mới Hà Nội - Bắc Ninh - Thái Nguyên.
  • Tuyến quốc lộ 17 được nâng cấp theo Quyết định số 2546/QĐ-BGTVT từ tỉnh lộ 282 đoạn (Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh) nối Quốc lộ 18 (tại Quế Võ) với Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) tại Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (cách cầu vượt Thanh Trì khoảng 2 km). Ngoài ra, Quốc lộ 5 nằm liền kề với Bắc Ninh.
  • Cùng với quy hoạch vành đai 3, 4 của Hà Nội đều đi qua hầu hết các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn giữa Hà Nội với Bắc Ninh, và giữa Bắc Ninh với các tỉnh lân cận. Trong tỉnh có các tỉnh lộ như 179,276, 280, 281, 283, 285, 287, 291, 295 kết nối các địa phương trong tỉnh với nhau. Đã có một số cây cầu bắc qua sông để nối Bắc Ninh với các địa phương khác hoặc các huyện với nhau như:
  • Cầu Mai Đình - Đông Xuyên
  • Cầu Đáp Cầu
  • Cầu Như Nguyệt
  • Cầu Phả Lại
  • Cầu Bình Than
  • Cầu Hồ
Ngoài ra cò có một số cây cầu trong dự án Đường vành đai 3 Hà Nội và Đường vành đai 4 Hà Nội bắc qua Sông Cầu và Sông Đuống đi qua địa bàn tỉnh như:
  • Dự án Cầu Quế Tân
  • Dự án Cầu Phật Tích - Á Lữ
  • Dự án Cầu Hoài Thượng
  • Dự án Cầu Kênh Vàng
  • Dự án Cầu Giang Sơn
Tỉnh Bắc Ninh hiện có nhiều tuyến xe buýt đi tới các tỉnh thành lân cận và tất cả các huyện trong tỉnh:[34]
Quốc lộ 1A, đoạn qua Từ Sơn
Liên tỉnh:
  • Paris m 10 jms.svg Long Biên - Từ Sơn[35]
  • Paris m 10 jms.svgB Long Biên - Trung Mầu [36](giáp ranh với các xã Tri Phương và Đại Đồng, Tiên Du)
  • 54 Long Biên - Bắc Ninh [37](khoảng 30 km nối Trung tâm Hà Nội với Trung tâm Bắc Ninh)
  • 52 Công viên Thống Nhất - Lệ Chi[37] (giáp ranh vớ xã Xuân Lâm huyện Thuận Thành)
  • 203 Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang[37]
  • 204 Hà Nội - Thị trấn Hồ (Huyện Thuận Thành)[37]
  • Hà Nội - Từ Sơn - Yên Phong - Hiệp Hòa (Bắc Giang)
  • Hà Nội (Long Biên)- Gia bình - Lương Tài
  • Bắc Ninh - Quế Võ - TX. Chí Linh (Hải Dương)
  • 217 Bắc Ninh - Cầu Hồ - TP. Hải Dương[38]
Trong tỉnh:
  • Paris m 1 jms.svg Bắc Ninh - Cầu Hồ - Lương Tài[39]
  • Paris m 2 jms.svg Bắc Ninh - Sao Đỏ (Hải Dương)[40]
  • Paris m 3 jms.svg Bắc Ninh - Yên Phong[41]
  • Paris m 8 jms.svg Bắc Ninh - Cầu Hồ - Kênh Vàng[42]
  • Bắc Ninh - Đông Xuyên (Yên Phong) - TX. Từ Sơn[43]
  • Đền Đô - Phật Tích - Thị trấn Lim[44]
  • Từ Sơn - Thị trấn Chờ - Bến đò Đông Xuyên[43]
  • Đền Đô - Phật Tích - Cầu Hồ - Lăng Kinh Dương Vương - Chùa Bút Tháp - Chùa Dâu - Đông Côi
  • KCN VSIP - Phù Khê (Công viên Nguyễn Văn Cừ)
  • Đền Đô - Lim - TP.Bắc Ninh - Đáp Cầu - Chợ Chì (Quế Võ)
Về đường sắt, Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng chạy qua và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long (Quảng Ninh) đang được xây dựng.
Về đường thủy, Bắc Ninh có hệ thống sông Cầusông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng; các sông nhỏ như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (đang được nâng cấp để thoát nước cho thành phố), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Cảng nội địa, Bắc Ninh có 5 cảng: Cảng Đáp Cầu,Cảng Á Lữ, Cảng Đức Long, Cảng Bến Hồ, Cảng Kênh Vàng.
Về đường hàng không, Bắc Ninh nằm liền kề với Sân bay Quốc tế Nội Bài. Từ trung tâm Tp.Bắc Ninh đến Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 30 km được nối bằng QL 18[45]. Hệ thống đường nội bộ các Khu ĐTM, KCN trên đia bàn toàn tỉnh được đồng bộ hiện đại thích ứng được với quá trình đô thị hóa nhanh của các địa phương trong tỉnh, các tuyến này cũng được liên kết với nhau nhằm tạo lập hệ thống giao thông liên hoàn để việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn giảm áp lực giao thông cho các quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam thì năm 2010, Bắc Ninh có 217 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế, trong đó có 19 bệnh viện, 10 phòng khám khu vực và 186 trạm y tế.[46]. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển. Bắc Ninh hiện có các bệnh viện sau(chưa kể các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, phòng khám tư nhân):
  • Bệnh viện Phụ sản và Nhi Bắc Ninh
  • Hệ thống bệnh viện đa khoa cá huyện, thị xã, thành phố của tỉnh như thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, Thuận Thành, Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Gia Bình, Lương Tài.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Ninh là tỉnh có nhiều Trạng nguyên nhất Việt Nam: 16 trong tổng số 55 người: Riêng thôn Tam Son 2 người
Trạng nguyên Lê Văn Thịnh
  1. Lê Văn Thịnh (1075) - Người đứng đầu khoa thi đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam
  2. Nguyễn Quan Quang - Trạng nguyên đầu tiên (bắt đầu gọi là Trạng nguyên) (1234) - Tam Son
  3. Lý Đạo Tái (1272) - Tổ thứ ba (Huyền Quang) của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
  4. Lưu Thúc Kiệm (1400)
  5. Nguyễn Nghiêu Tư (1448) - Trạng Lợn, Lưỡng quốc Trạng nguyên
  6. Vũ Kiệt (1472)
  7. Nguyễn Quang Bật (1484)
  8. Nghiêm Hoản (1496)
  9. Nguyễn Giản Thanh (1508) - Trạng Me
  10. Ngô Miễn Thiệu (1518) - Trạng nguyên - Tam Son
  11. Hoàng Văn Tán (1523)
  12. Nguyễn Lượng Thái (1553)
  13. Phạm Quang Tiến (1565)
  14. Vũ Giới (1577)
  15. Nguyễn Xuân Chính (1637)
  16. Nguyễn Đăng Đạo (1683) - Trạng Bịu, Lưỡng quốc Trạng nguyên
Riêng Bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ có rất nhiều. Đặc biệt Làng Kim Đôi có 25 vị trong đó, họ Nguyễn có 18 vị, họ Phạm có 7 vị (Theo Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa Việt Nam). Nhắc đến Bắc Ninh là mọi người nghĩ ngay đến địa danh nổi tiếng đã sản sinh: "Một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn". Làng Tam Son là làng duy nhất của cả nước có đủ (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa)[47].

Học viện - Đại học - Viện Nghiên cứu - Cao đẳng - THCN[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Bắc Ninh đã và đang quy hoạch 3 làng Đại học với Làng Đại học I có diện tích khoảng 200 ha tại Võ Cường (TP. Bắc Ninh) và xã Liên Bão (Tiên Du), Làng Đại học II quy hoạch theo hướng "Công viên các trường Đại học" với diện tích tổng thể khoảng 1.300 ha tại các phường Hạp Lĩnh (TP. Bắc Ninh), xã Lạc Vệ, Việt Đoàn, Minh Đạo, Tân Chi (Tiên Du). Hiện tỉnh Bắc Ninh đang xúc tiến quy hoạch và lập dự án đầu tư khu Làng Đại học III quy mô 1000 ha[48].

Trung học phổ thông[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2008, toàn tỉnh có 18.293 học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông, thì có 19.380 lượt học sinh dự thi ĐH, với tổng điểm bình quân 3 môn thi ĐH là 12,85. Bắc Ninh xếp thứ 6 toàn quốc về tổng điểm bình quân 3 môn thi[49]

Văn hóa - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Liền chị quan họ - Hội Lim, Bắc Ninh
Bắc Ninh có một nền văn hoá nhân văn đặc sắc, một vùng quê văn hiến có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống. Những dấu ấn lịch sử sống động truyền thống văn hoá Việt Nam, đậm đà bản sắc Kinh Bắc, được kết tinh trong những di sản văn hoá, các lễ hội dân gian. Bắc Ninh là địa phương thứ 3 xây dựng văn miếu có tầm cỡ, quy mô, trang trọng. Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng với 677 vị đại khoa, chiếm 1/3 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh[50]. Văn miếu Bắc Ninh với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh ở vùng Kinh Bắc, nơi có Luy Lâu cổ, nơi Sĩ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ. Chùa Dâu,Chùa Phật Tích, Chuà Bút Tháp là những nơi phát tích của Phật giáo Việt NamChùa Dận. Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồlàng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô - thờ tám vị vua triều Lý, đền Phụ Quốcđình làng Đình Bảngchùa Cổ Lũng v.v. Bắc Ninh có nhiều đặc sản Bắc Ninh như bánh phu thê Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, bánh đúc Đình Tổ, nem Bùi (bùi xá)[cần dẫn nguồn], rượu nếp làng Cẩm,[51], cháo cá Bắc Ninh[52], tương Đình Tổ, bánh tro, bánh gai tươi, bánh gio Phủ Từ. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian. Tính đến ngày 05/12/2015 Bắc Ninh đã vinh dự nhận 3 danh hiệu UNESCO Việt Nam đó là dân ca Quan họ, Ca trù và trò chơi kéo co truyền thống (kéo co được công nhận ngày 03/12/2015 - là hồ sơ đa quốc gia cùng với Hàn Quốc, Campuchia, Philippine).

Lễ hội[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ hội làng Đồng Kỵ 2009
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội tiêu biểu được liệt kê dưới đây (Theo âm lịch):
  • Lễ hội Làng Đại Lâm (xã Tam Đa, huyện Yên Phong) được tổ chức vào 24-25-26 thắng giêng, hội có môn bơi bơi chải kỉ niệm chiến thắng Sông Như Nguyệt -
  • Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 - 15 tháng giêng.
  • Lễ hội làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du; được tổ chức vào mồng 10 tháng 02 hàng năm.
  • Lễ hội làng Kim Chân (làng Tiến sĩ). Được tổ chức vào ngày 26 đến 28 tháng 2.
  • Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.
  • Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.
  • Lễ hội Thập Đình (của mười làng thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công).
  • Lễ hội Cao Lỗ Vương ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia
Bình[53].
  • Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng.
  • Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4.
  • Lễ hội truyền thống làng Vĩnh Kiều
Có câu[54]:
Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu
Mùng chín đâu đâu cũng về hội Gióng
  • Lễ hội làng Diềm - Từ ngày mồng 5 đến ngày mồng 7 tháng 2 âm lich hằng năm - Tại làng Viêm Xá (còn gọi là làng Diềm), thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Di tích, di sản văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Ninh có 1.259 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 495 di tích được nhà nước công nhận xếp hạng (trong đó có 190 di tích xếp hạng cấp Quốc gia,4 di tích Quốc gia đặc biệt, 301 di tích xếp hạng cấp tỉnh)[55].[56] Quan họ Bắc Ninh[57] đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc xếp vào Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại[58].
Đám cưới chuột - Tranh Đông Hồ

Làng nghề truyền thống[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo[59]. Hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng. Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ)[60].

Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Bắc Ninh đang ở mức độ nghiêm trọng đặc biệt ở 4 làng nghề trọng điểm là giấy Phong Khê, sắt thép Đa Hội, nhôm Văn Môn, đồng Đại Bái[61].Ngoài ra, một số công ty trong các khu công nghiệp cũng gây ô nhiễm như công ty Kingmo New Materials (Khu công nghiệp Tiên Sơn)[62]. Ô nhiễm đang ảnh hưởng lớn tới tới đời sống, sức khỏe của người dân và công nhân. Tuy nhiên điều này vẫn chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

0 nhận xét:

Đăng nhận xét