Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Phú Yên

Phú Yên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phú Yên
Tỉnh
Phu-yen.jpg
Vịnh Vũng Rô.jpg
Địa lý
Tọa độ13°05′25″B 109°05′29″ĐTọa độ13°05′25″B 109°05′29″Đ
Diện tích5.060,5 km²
Dân số (2013)
 Tổng cộng883.200 người[1]
 Mật độ175 người/km²
Dân tộcViệtChămÊ-đêBa NaHoa
Hành chính
Quốc giaCờ Việt Nam Việt Nam
VùngNam Trung Bộ
Tỉnh lỵThành phố Tuy Hòa
 Chủ tịch UBNDHoàng Văn Trà
 Chủ tịch HĐNDHuỳnh Tấn Việt[2]
 Bí thư Tỉnh ủyHuỳnh Tấn Việt
Phân chia hành chính1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện
Mã hành chínhVN-32
Mã bưu chính62xxxx
Mã điện thoại57
Biển số xe78
Websitehttp://www.phuyen.gov.vn/
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Địa lý Phú Yên
Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ Bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông.
Phú Yên nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh lỵ Phú Yên là thành phố Tuy Hòa, cách thủ đô Hà Nội 1.160 km về phía Bắc và cáchThành phố Hồ Chí Minh 560 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A.
Diện tích tự nhiên: 5.045 km², chiều dài bờ biển: 189 km.

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Đèo Cù Mông, phía Nam là dãy Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn đông của dãy Trường Sơn, và phía Đông là biển Đông.
Địa hình có đồng bằng xen kẽ núi.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5 °C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm.

Sông, suối[sửa | sửa mã nguồn]

Có hệ thống Sông Đà Rằngsông Bàn Thạchsông Kỳ Lộ với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt.
Phú Yên có nhiều suối nước khoáng nóng như: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất như Diatomite (90 triệu m3), đá hoa cương nhiều màu (54 triệu m3), vàng sa khoáng (300 nghìn tấn) (số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch Phú Yên)

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]


Bản đồ các huyện, thành phố và thị xã của Phú Yên
Phú Yên bao gồm 1 thành phố tỉnh lỵ, 1 thị xã và 7 huyện:
  • Thành phố Tuy Hòa, gồm có 12 phường và 4 xã
  • Thị xã Sông Cầu, gồm có 4 phường và 10 xã
  • Đông Hòa, gồm có 2 thị trấn (Hòa Hiệp Trung và Hòa Vinh) và 8 xã
  • Đồng Xuân, gồm có 1 thị trấn (La Hai) và 10 xã
  • Phú Hòa, gồm có 1 thị trấn (Phú Hoà) và 8 xã
  • Sơn Hòa, gồm có 1 thị trấn (Củng Sơn) và 13 xã
  • Sông Hinh, gồm có 1 thị trấn (Hai Riêng) và 10 xã
  • Tuy An, gồm có 1 thị trấn (Chí Thạnh) và 15 xã
  • Tây Hòa, gồm có 1 thị trấn (Phú Thứ) và 10 xã
Tỉnh Phú Yên có 112 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 8 thị trấn và 88 xã.

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dân số Phú Yên là 861.993 người (điều tra dân số 1/4/2009) trong đó thành thị 20%, nông thôn 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số.
  • Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau. ChămÊđêBa NaHrêHoaMnôngRaglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên.
  • Sau ngày miền Nam được giải phóng, sau khi thành lập huyện Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như TàyNùngDao,Sán Dìu,...

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]


Khai thác hải sản là một thế mạnh của tỉnh
Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha; có nhiều loại gỗ và lâm sản quý hiếm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Phú Yên xếp ở vị trí thứ 50/63 tỉnh thành.[3]
Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh, có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả. Bờ biển dài gần 200 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnhđầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sảnxuất khẩu.
Ngoài ra còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Krông-Trai rộng 20.190 ha với hệ động vật và thực vật phong phú đa dạng.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống giao thông đường bộ trọng yếu gồm có:
Phú yên cũng có đường sắt Bắc-Nam đi qua với ga chính là ga Tuy Hòa.
Về hàng không, Phú Yên hiện đang vận hành Sân bay Đông Tác (Hoạt động từ tháng 4/2003) với 2 đường bay chính: Tuy Hòa-Hà Nội và Tuy Hòa-Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ sở hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hệ thống điện: Nhà máy Thủy điện Sông Hinh với công suất 72 MW và hệ thống đường dây 500 KVA Bắc - Nam đi qua tỉnh đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt.
Hiện đang xây dựng nhà máy thủy điện Sông Ba hạ với công suất lớn gấp 3 lần so với nhà máy thủy điện Sông Hinh hiện nay,[khi nào?] đi vào hoạt động năm 2008.
  • Hệ thống cấp nước: Nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngđ, phục vụ cho khu vực Thanh Pho Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các thị trấn huyện lỵ với công suất khoảng 13.000 m³/ngđ.
  • Hệ thống thông tin liên lạc: Phú Yên có mạng lưới viễn thông khá tốt. Bưu điện trung tâm Tỉnh, huyện, xã được trang bị: Vi ba, cáp quang... đảm bảo liên lạc thông suốt.
  • Hệ thống Internet qua đường truyền ADSL cũng là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn tỉnh.
Tổng số bưu cục, đại lý, kiốt trên toàn Tỉnh là 133 đơn vị, tổng số máy điện thoại 14.716 máy; dịch vụ bưu chính cũng phát triển mạnh.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]


Bảo tàng tỉnh Phú Yên
Du lịch là một trong những ngành ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình đi lên của Phú Yên. Mặc dầu có xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay du lịch Phú Yên đã vươn lên trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế của tỉnh.
  • Phú Yên được ban tặng cho một hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng, đầy đủ với núi, cao nguyên, đồng bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải đảo... Một số danh thắng tiêu biểu là Gành Đá DĩaĐầm Ô Loannúi Đá Biavịnh Xuân Đàibãi Môn- mũi Điện, di tích lịch sử cấp quốc gia như vũng Rônúi Nhạnsông Đà..v.v...
  • Cơ sở hạ tầng du lịch của Phú yên được đầu tư mạnh.
  • Phú Yên hiện có 1 khách sạn 5 sao (Cendeluxe), 3 khách sạn 4 sao (Kaya, Sài Gòn- Phú Yên, Long Beach), và nhiều khách sạn khác như Hương Sen, khách sạn Công Đoàn... Cơ sở vui chơi, nghỉ dưỡng thì có khu giải trí- sinh thái Thuận Thảo, khu resort Sao Việt, bãi Tràm hideaway...

Nông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ yếu là lúa, mía,cây hoa màu với trình độ thâm canh khá.
Với cánh đồng Tuy Hòa, cánh đồng lúa rộng nhất miền Trung, lương thực, đặc biệt là lúa, nhân dân đã tự túc và có phần sản xuất ra các tỉnh lân cận. Sản lượng lúa bình quân hàng năm ước trên 320000 tần, đáp ứng nhu cầu địa phương và bán ra tỉnh ngoài. Mặc dù không phải là trọng tâm nhưng dây là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Thủy - hải sản[sửa | sửa mã nguồn]

Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900km2 với trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quý. Sản lượng khai thác hải sản của Phú Yên năm 2005 đạt 35.432 tấn, tăng bình quân 5%/năm. Trong đó sản lượng cá ngừ đạt 5.040 tấn (thông tin từ Cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên). Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích thả nuôi là 2.950ha, sản lượng thu hoạch 3.570 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như sò huyếtcá ngừ đại dươngtôm sútôm hùm.
Các địa phương nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực đầm Cù MôngVịnh Xuân Đài (Thị xã Sông Cầu), Đầm Ô Loan (Huyện Tuy An),... Đây là những địa phương nuôi trồng có tình chiến lược của tỉnh, thu hút nhiều lao động. Đặc biệt, ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và chế biến được thực hiện khá đầy đủ các công đoạn nhờ Khu công nghiệp Đông bắc Sông Cầu nằm ngay tại đó.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Phú Yên có hệ thống các trường đại học (Phú Yên, xây dựng số 3) đào tạo 300 SV, Cao đẳng (Công nghiệp) mỗi năm đào tạo khoảng 1200 học viên, 1 chi nhánh học viện ngành tài chính ngân hàng đào tạo trên 300 học viên và các trường và trung tâm đào tạo nghề (mỗi năm đào tạo khoảng 1.400 kỹ thuật viên và trên 800 công nhân có tay nghề cao - từ bậc 3/7 trở lên).

Các trường[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ Đại học:
  • Đại học Phú Yên
  • Đại học Xây dựng Miền Trung
  • Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên
Hệ Cao đẳng:
  • Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà
  • Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên

Biển số xe 5 số[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tp. Tuy Hòa: 78-C1 XXX.XX
  • Thị xã Sông Cầu: 78-D1 XXX.XX
  • H. Đông Hòa: 78-G1 XXX.XX
  • H. Tây Hòa: 78-F1 XXX.XX
  • H. Tuy An: 78-H1 XXX.XX
  • H. Phú Hòa: 78-E1 XXX.XX
  • H. Sơn Hòa: 78-L1 XXX.XX
  • H. Đồng Xuân: 78-K1 XXX.XX;
  • H. Sông Hinh: 78-M1 XXX.XX

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lịch sử Phú Yên

Bản đồ tỉnh Phú Yên nhà Nguyễn
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân đánh Chăm Pa đến tận đèo Cả. Tuy nhiên sau đó Lê Thánh Tông chỉ sát nhập vùng đất từ đèo Hải Vân tới đèo Cù Mông (phía bắc Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt. Vùng đất Phú Yên vẫn thuộc quyền quản lý của Chăm Pavới tên gọi Ayaru
Từ năm 1570, Nguyễn Hoàng là trấn thủ vùng Thuận Hóa và Quảng Nam của Đại Việt. Năm 1578 ông sai tướng dưới quyền Lương Văn Chánh tấn công vào thành Hồ, là thủ phủ của Chăm Pa tại vùng Ayaru (Phú Yến), thành Hồ bị thất thủ, từ đó vùng đất Ayaru là nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việt và người Chăm. Theo chính sách của chúa Nguyễn ông đã chiêu tập và đưa lưu dân từ các vùng Thanh-Nghệ, Thuận-Quảng vào đây để khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai viên tướng dưới quyền là Văn Phong tấn công vào Aryaru, Chăm Pa thất bại. Nguyễn Hoàng đã sát nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng Trong với tên gọi Phú Yên và giao cho Văn Phong cai quản đất Phú Yên. Tên gọi nầy do chúa Nguyền Hoàng đặt với ước nguyện về một miến đất trù phú, thanh bình trong tương lai.
Tới năm 1629, Văn Phong chống lại chính quyền Đàng Trong, lúc này Nguyễn Hoàng đã chết, người nối nghiệp là Nguyễn Phúc Nguyên đã sai tướng Nguyễn Phúc Vinh vào đánh dẹp. Sau khi đánh bại được Văn Phong, Phúc Vinh được giao cai quản đất Phú Yên
Với một vị trí chiến lược quan trọng, vào thế kỷ 18 Phú Yên là nơi đối đầu quyết liệt giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn; nơi Nguyễn Huệ, vào tháng 7 năm 1775, đã đánh bại 2 vạnquân ngũ dinh (Bình KhangBình ThuậnTrấn BiênPhiên Trấn và Long Hồ) của Tống Phước Hiệp.
Năm 1976, Phú Yên nằm trong địa phận tỉnh Phú Khánh.
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Yên được tái lập và tồn tại cho đến ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Phú Yên có 7 đơn vị hành chính gồm thị xã Tuy Hòa và 6 huyện: Đồng Xuân,Sơn HòaSông CầuSông HinhTuy AnTuy Hòa.
Ngày 4 tháng 3 năm 2002, chia thị xã Tuy Hòa thành thị xã Tuy Hòa và huyện Phú Hòa.[4]
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, chuyển thị xã Tuy Hòa thành thành phố Tuy Hòa.[5]
Ngày 16 tháng 5 năm 2005, chia huyện Tuy Hòa thành 2 huyện: Đông Hòa và Tây Hòa.[6]
Ngày 27 tháng 8 năm 2009, huyện Sông Cầu được nâng lên thành thị xã Sông Cầu.[7]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ "nẫu", đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta).
Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian từng rất phổ biến ở Phú Yên.
Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hoá, như bộ trường ca quý giá của các dân tộc thiểu số, bộ đàn đá Tuy An có độ chuẩn về cung bậc thuộc loại chính xác nhất và những chiếc kèn đá có một không hai.

Lễ hội[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài các lễ hội chung của cả nước, còn có nhiều lễ hội riêng biệt, đặc trưng của vùng, được nhà nước công nhận như là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam:
Lịch một số lễ hội ở Phú Yên (cấu trúc: Tên lễ hội: thời gian (âm lịch), địa điểm.)

Ẩm thực ở Phú Yên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bánh xèo: Cùng với bánh tráng, bánh xèo món ăn truyền thống của người dân ở Phú Yên. Bánh xèo ở Phú Yên được làm từ bột gạo, giá đỗ, thịt băm và tôm hoặc mực; nếu thực khách có yêu cầu thì chủ quán có thể cho trứng vào để tăng thêm hương vị. Khi khuôn đúc nóng, người ta cho mỡ, sau đó là thịt, tôm, giá đỗ và nước bột gạo xay vào, đậy nắp chờ khoảng 1 phút là bánh chín. Bánh đổ xong vừa mềm, vừa nóng, có hương vị của hải sản biển. Người ta ăn bánh xèo với rau sống bao gồm xà lách, giá đỗ và nhiều loại rau thơm khác. Nước chấm gồm có 2 loại, người địa phương gọi là mắm đục và mắm trong. Mắm đục gần giống như mắm nên, cho thêm gia vị và ớt. Mắm trong là nước mắm bình thường có thêm ớt tỏi,... Công thức pha nước mắm cũng là một bí quyết của các quán ăn ở đây vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của món ăn. Bánh xèo có thể ăn bằng đĩa hoặc dùng bánh tráng cuốn lại chấm với nước mắm sẽ rất ngon. Ở Phú Yên đặc biệt là tại Thành phố Tuy Hòa, du khách có thể thưởng thức bánh xèo ở nhiều nơi, từ gánh hàng rong của các chị cho đến những địa điểm có danh tiếng bánh xèo ngon lâu năm tại khu Đại nam cũ trên đường Nguyễn Công Trứ.
  • Bánh canh: Bánh canh là một món ăn bình dân ở Phú Yên, tuy vậy chủng loại bánh canh ở Phú Yên rất phong phú như: bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc, bánh canh chả cá, bánh canh hẹ,... chỉ cần đi lòng vòng 10 phút cũng có thể đếm được tới 4-5 quán bán bánh canh bên vỉa hề, nhiều nhất là xung quanh bưu điện thành phố Tuy Hòa. Mỗi món bánh canh là một loại hương vị khác nhau, không quán nào giống quán nào. Bánh canh có thể được nấu với các vị cá dằm, chả cá là phổ biến, đặc biệt người ta dùng lá hẹ như một loại phụ gia đặc biệt thêm vào bánh canh để tăng thêm mùi vị.
  • Bánh hỏi, bánh ướt: Đây là 2 món bánh khá quen thuộc của người dân Việt Nam, cách chế miến 2 món ăn này ở Phú Yên không khác lắm so với nhiều vùng khác trên cả nước.
  • Bánh bèo nóng: Bánh được làm chín xông để nóng trong nồi hơi nước nóng. Nếu thực thách đến ăn thì bánh sẽ dùng với chà bông, bánh mì vụn chung rồi sau đó chan nước mắm có ớt, tỏi.
Bánh ướt ở Phú Yên có cách tráng mỏng tương tự như cách tráng bánh cuốn nóng ở miền Bắc. Bánh ướt thường được phục vụ nóng ngay tại chỗ. Ngoài ra còn có bánh bèo nóng, ăn khi bánh vừa xuống lò. Bánh được hấp cách thủy trong chén nhỏ và được phục vụ tại chỗ. Các loại bánh trên thường được rải chà bông tôm (hay ruốc tôm theo cách gọi người miền Bắc), phục vụ cùng nước mắm ớt pha ngọt và nếu có yêu cầu có thêm lòng lợn đi kèm và cháo lòng.
  • Bánh ít lá gai: Cũng là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo ở Phú Yên vào những ngày giỗ tổ tiên. nhân bánh được làm từ nhiều thứ như: đậu phộng và dừa; đậu xanh; đậu đen...Bánh này được bọc bằng lá gai và khi cho ra lò có màu xanh thẫm và tương tự như bánh gai của miền Bắc. Nhưng người Phú Yên không cho một miếng mỡ vào nhân bánh như bánh gai và bánh ít còn được làm với nhiều loại nhân chứ không chỉ là nhân đậu xanh.
  • Chả dông: là món chả ram (chả giò) nhưng nguyên liệu làm từ thịt của con dông nên gọi là chả dông. Thịt dông được băm nhuyễn trộn với xã và ớt dùng làm nguyên liệu. Dùng chả dông được ăn với rau sống nước mắm tỏi ớt trộn đâu phụng đăm nhuyễn rất ngon. Món chả dông làm nên dánh tiếng của các cửa hàng ăn trên đường Nguyễn Công Trứ khu Đại Nam cũ ở Thành phố Tuy Hòa. Ở đây thực khách có thể gọi một phần chả dông có thêm nem nướng được phục vụ cùng rau sống và bánh tránh để cuốn ăn kèm.
  • Các món ăn từ Cá ngừ đại dương(Cá bò gù): Phú Yên nổi tiếng là nơi khởi phát nghề câu cá ngừ đại dương từ những đầu của thập kỷ 90 vì vậy các món đặc sản từ cá ngừ ở đây mang những nét rất riêng đặc trưng cho con người miền biển.
- Trong đó có thể kể đến các món: + Cá ngừ cắt lát ăn với mù tạt. Món ngày được chế biến từ các lát cá ngừ sống cắt nhở đường kính 4, 5 cm sau khi được đông lạnh để sắc cá chuyển từ đỏ sang hồng sẽ được dọn ra ăn kèm với các loại rau thường thấy là: cải xanh, ngò tàu, ngổ, é quế, é ta, húng dũi, húng đứng...và cùng món nước chấm đặc biệt được pha bởi xì dầu, mù tạt và tương ớt. Thực khách có thể ăn lát cá với nước chấm kể trên hoặc cuộn lát cá với cải ăn cùng nước chấm. + Mắt cá ngừ chưng cách thủy:(món "đèn biển") Cách chế biến: Mắt cá mua về rửa sạch. Chú ý cát lẫn vào mắt. Ướp các loại gia vị như hành, tiêu, ớt, tỏi, muối, bột ngọt... để cho thấm đều khoảng 15 - 20 phút thì cho vào nồi đất chưng cách thủy độ nửa giờ thì ăn được. Khi chưng cho thêm mấy vị thuốc bắc để khử mùi tanh và tăng chất bổ dưỡng. Ăn món này thường kèm với các loại rau thơm và kèm một vài ly rượu mạnh thì càng hợp khẩu... + Gỏi bao tử cá ngừ: Đây là món hiếm, ít được bày bán ở hàng quán, bởi ngư dân đánh bắt cá ngừ thường dùng món này trong lúc họ còn lênh đênh trên biển hoặc về "lưu hành nội bộ". Chỉ cần rửa sạch bao tử rồi bỏ vào nước lã luộc chín, sau đó rửa lại nước lạnh cho giòn, xắt thành miếng vừa ăn ướp với hành tây, tiêu, ớt, muối đường, mì chính... trộn đều là có món gỏi bao tử cá ngừ. Món này mà nhắm với rượu gạo nổi tiếng ở làng Quy Hậu (Phú Hòa - Phú Yên) là thành một kết hợp tuyệt vời. + Cháo đầu cá: Đầu cá mua về rửa sạch, xẻ làm tư rồi cho vào nồi nấu cháo như các loại cá khác. Sau những lúc chén tạc, chén thù với bạn bè mà có được chén cháo đầu cá ngừ đang bốc hơi thì không mấy chốc hơi men sẽ thoát ra khỏi người và có được giấc ngủ sâu, khi dậy cảm thấy người vô cùng khoan khoái... + Ức cá ngừ: Ức cá ngừ sau khi tẩm ướt được hấp, kho và thậm chí xào và có mùi vị như thịt bò hoặc thịt lợn nếu có nhiều mỡ cá.

Các truyền thuyết, huyền thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Phú Yên có rất nhiều câu chuyện truyền thuyết và huyền thoại gắn liền với lịch sử hơn 400 năm của minh.
Một số truyện tiêu biểu:

Thắng cảnh- di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]


Mũi Điện

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

0 nhận xét:

Đăng nhận xét