Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Bắc Kạn

Bắc Kạn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bắc Kạn
Tỉnh
Logo Bac Kan.PNG
Biểu trưng
Ba Be Lake 3.jpg
Địa lý
Tọa độ22°09′41″B 105°49′50″ĐTọa độ22°09′41″B 105°49′50″Đ
Diện tích4.859,4 km²
Dân số (2013) 
 Tổng cộng330.100 người[1]
 Mật độ62 người/km²
Dân tộcTàyKinhH'MôngDao
Hành chính
Quốc giaCờ Việt Nam Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
Tỉnh lỵThành phố Bắc Kạn
 Chủ tịch UBNDLý Thái Hải
 Chủ tịch HĐNDNguyễn Văn Du
 Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Văn Du
Phân chia hành chính1 thành phố
7 huyện
Mã hành chínhVN-53
Mã bưu chính26xxxx
Mã điện thoại281
Biển số xe97
Websitehttp://www.backan.gov.vn/
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số 313.084 người, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Đôi khi tên tỉnh được viết là Bắc Cạn, tuy nhiên tên Bắc Kạn được coi là chính thức và tỉnh Bắc Kạn có con dấu khắc chữ "Bắc Kạn" để chỉ đơn vị tỉnh.[2]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Bắc Kạn có 1 thành phố và 7 huyện, bao gồm 122 xã, phường, thị trấn.
  1. Thành phố Bắc Kạn, 6 ph­ường và 2 xã (chuyển từ thị xã lên thành phố năm 2015)
  2. Huyện Ba Bể, 1 thị trấn và 15 xã (đổi tên từ huyện Chợ Rã năm 1984. Định hướng phát triển thành thị xã Chợ Rã vào năm 2020)
  3. Huyện Bạch Thông, 1 thị trấn và 16 xã
  4. Huyện Chợ Đồn, 1 thị trấn và 21 xã (định hướng phát triển thành thị xã Chợ Đồn trước năm 2020)
  5. Huyện Chợ Mới, 1 thị trấn và 15 xã (thành lập năm 1999 tách ra từ huyện Bạch Thông. Định hướng phát triển thành thị xã Chợ Mới trước năm 2020)
  6. Huyện Na Rì, 1 thị trấn và 21 xã
  7. Huyện Ngân Sơn, 2 thị trấn và 10 xã
  8. Huyện Pác Nặm, 1 thị trấn và 9 xã (thành lập năm 2003 tách ra từ huyện Ba Bể)

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay l­ưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng nh­ư sau:
  • Vùng phía tây và tây-bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hư­ớng vòng cung tây bắc–đông nam, định ra h­ướng của hệ thống dòng chảy lư­u vực sông Cầu. Dãy núi cao nhất là Phia Bióoc - 1578m.
  • Vùng phía đông và đông-bắc: hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hư­ớng bắc-nam, mở rộng thung lũng về phía đông bắc.
  • Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía tây, với một bên làcánh cung Ngân Sơn ở phía đông.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Kạn Là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có một số bước phát triển đáng kể. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh năm 2011: Tổng giá trị gia tăng (theo giá cố định 1994) ước đạt 1.477.155 triệu đồng, tăng 13% so với năm 2010 (kế hoạch 13,5%), trong đó: Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đạt 551.839 triệu đồng, tăng 11,36% (kế hoạch 7,5%); khu vực kinh tế công nghiệp - XDCB đạt 298.426 triệu đồng, tăng 2,64% (kế hoạch 23%); khu vực kinh tế các ngành dịch vụ đạt 626.890 triệu đồng, tăng 20,29% (kế hoạch 14%). Tổng giá trị gia tăng (theo giá thực tế) ước đạt 4.349.665 triệu đồng, tăng 22,81% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông - lâm nghiệp chiếm 42%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 14,2%; khu vực dịch vụ chiếm 43,8%. So với cùng kỳ năm 2010, khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp tăng 3,5%, công nghiệp - xây dựng giảm 3%; dịch vụ tăng 0,4%. Tỉnh đã hoàn thành chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ. Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện đã xây dựng 2.601/2.629 nhà cho hộ nghèo (còn lại 28 hộ không có nhu cầu làm nhà). Các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo tiếp tục được các cấp, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 6% (xuống còn 26,13%).
Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch.
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014, tỉnh Bắc Kạn xếp ở vị trí thứ 55/63 tỉnh thành.[3]

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi đông bắc Việt Nam.
  • Hồ Ba Bể là danh thắng thiên nhiên được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1996, Năm 2011 được UNESCO công nhận Ba Bể là khu Ramsar - Đây là khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng của thế giới và là một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Hội xuân Ba Bể được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm.
  • Căn cứ địa cách mạng ATK Chợ Đồn: Một trong những khu căn cứ của chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Khu di tích lịch sử Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông nơi Hồ Chí Minh đã tặng lực lượng thanh niên xung phong 4 câu thơ vào năm 1951 "Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên".
  • Ngoài ra phải kể đến những danh thắng nổi tiếng như: động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Nả Phòongđộng Ba Cửa,hang Sơn Dươngkhu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

• Có tuyến Quốc lộ 3Quốc lộ 3BQuốc lộ 279, quy hoạch đường tỉnh 258 thành QL 3C. Ngoài ra còn các tỉnh lộ 245, 254, 255, 256, 257, 258, 258B, 259 • Hiện cơ bản đã hoàn thành tuyến cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới ( nối với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên thành cao tốc Hà Nội - Chợ Mới, trong tương lai nối lên trung tâm tỉnh ), giúp giảm lưu lượng xe và thời gian di chuyển so với quốc lộ 3 cũ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét